Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nỗi lo an toàn thực phẩm ngày hè

Cập nhật: 07:00 ngày 29/06/2019
(BGĐT) - Mùa hè, thời tiết nóng và ẩm khiến các loại côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, vi khuẩn phát triển mạnh. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu phát sinh nhiều dịch bệnh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP). 

Nguy cơ từ thức ăn sẵn

Để đáp ứng nhu cầu nhanh, tiện của nhiều gia đình, các điểm bán thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn có mặt từ ngõ nhỏ đến đường lớn, khu đông dân cư hoặc quanh khu công nghiệp. 

{keywords}

Các hàng quán bày bán đồ ăn sẵn ngay mặt đường, chưa đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Rất nhiều món làm sẵn từ cá kho, cá rán, đậu rán, vịt quay, thịt nướng hay lòng lợn luộc đến các loại dưa cà muối… sẵn sàng phục vụ thực khách. Khoảng 4-5 giờ chiều hằng ngày, các hàng quán bán thức ăn sẵn trên địa bàn TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) tất bật phục vụ khách. 

Chị Nguyễn Thị Ngân Hà, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết: “Hằng ngày, do công việc bận rộn, ít thời gian nên tôi thường lựa chọn các loại thức ăn chế biến sẵn. Mỗi ngày thay đổi các món khác nhau cho bữa ăn đa dạng. Cuối tuần, có thời gian thì cải thiện bằng các món ăn tươi, sống khác”.

Do áp lực công việc, tiết kiệm thời gian, nhiều người lựa chọn thịt, cá, rau quả đã qua sơ chế, chế biến sẵn. Thậm chí, chỉ cần một cú điện thoại hoặc vài thao tác trên điện thoại thông minh, các bà nội trợ đã có một mâm cơm với rất nhiều món.

Tuy nhiên bên cạnh sự tiện lợi, các loại thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn lại tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn. Khảo sát ở một số chợ dân sinh lớn trên địa bàn TP và khu công nghiệp, phần lớn các loại thực phẩm qua sơ chế, chế biến sẵn được bày bán không có tủ kính che đậy, vị trí bán ngay mặt đường bụi bặm.

Tại chợ tạm gần Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên-Bắc Giang), hầu hết các loại thức ăn chín đều được bày ngay mặt đường. Mặc cho khói xe, bụi bặm, nhiều công nhân chen chúc trước các hàng quán bán đồ ăn sẵn chọn thực phẩm cho bữa tối chóng vánh. 

Chị Lường Thị Minh, quê ở tỉnh Lạng Sơn hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Siflex nói: “Bữa trưa chúng tôi ăn ở công ty. Buổi tối, vì tăng ca nên tôi thường hay mua thực phẩm chế biến sẵn cho nhanh”.

Sử dụng, bảo quản đúng cách

Thực tế cho thấy nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: Cá, hải sản, sữa. Vì vậy, người tiêu dùng nên mua những thực phẩm còn tươi sống tại những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ và còn hạn sử dụng (nếu là các sản phẩm đã qua sơ chế); hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, thức ăn đường phố nhằm bảo đảm sức khoẻ cho gia đình.

Theo các bác sĩ, khi ăn phải các thức ăn, đồ uống ôi thiu, cơ thể sẽ có phản ứng như: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần. Vi khuẩn tấn công vào cơ thể qua đường tiêu hóa, khiến hệ miễn dịch phản ứng. Một số người có thể xuất hiện tình trạng nặng hơn như: Đau đầu, chuột rút hay choáng váng… 

Ở bữa ăn gia đình, mức độ ngộ độc thường nhẹ nên nhiều người vẫn tự xử lý bằng cách bổ sung nước, điện giải và mua thuốc về điều trị. Những người đến bệnh viện là các trường hợp ngộ độc rất nặng hoặc ngộ độc tập thể. 

Mới đây, sau khi dùng cỗ đám cưới tại gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Ngọc Lý (Tân Yên-Bắc Giang) có 76 người phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, váng đầu. Theo cơ quan chức năng, các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn bánh dày gấc nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

Ông Nguyễn Văn Thể, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Giang khuyến cáo: “Để phòng, tránh nguy cơ mất ATTP, người tiêu dùng cần sơ chế đúng cách, rửa bằng nước sạch, chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ chứa đồ ăn uống trong quá trình bảo quản thực phẩm. 

Rau củ, trái cây tươi cũng như các thức ăn nấu chín không nên để lâu ngày trong tủ lạnh. Đặc biệt cần bảo quản thức ăn sống, thức ăn đã nấu chín vào những ngăn hoặc hộp riêng biệt, tuyệt đối tránh đựng hai loại thực phẩm này chung với nhau”.

Ngộ độc thực phẩm - lại là bánh dày
(BGĐT) - “Ngộ độc thực phẩm do bánh dày”, tìm cụm từ này trên Google chỉ sau nửa giây đã cho kết quả hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm trên khắp cả nước trong mấy năm gần đây mà “thủ phạm” là bánh dày. Có thể thấy bánh dày bị ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ngộ độc thực phẩm ở các đám cỗ.
Vụ 76 người ngộ độc thực phẩm sau ăn cỗ ở Tân Yên: Thủ phạm là khuẩn tụ cầu vàng ở bánh dày
(BGĐT) - Ngày 25-6, Sở Y tế có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến 76 người bị ngộ độc thực phẩm tại đám cỗ của gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Ngọc Lý (Tân Yên) xảy ra sau bữa ăn chiều ngày 22-6. 
Tân Yên: 76 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ cưới
(BGĐT)-  Khoảng 22 giờ ngày 22-6, sau bữa cỗ đám cưới tại gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), 76 người phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, váng đầu…
Tuyết Mai
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...