Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”: Nâng cao sức khỏe cộng đồng

Cập nhật: 07:47 ngày 08/10/2019
(BGĐT) - Sau gần 4 năm thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, nhiều hộ dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cải thiện điều kiện sống, nâng cao ý thức vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Chương trình cũng góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.

Cải thiện điều kiện sống

Bắc Giang là một trong 21 tỉnh thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), với tổng kinh phí hơn 277,27 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu của chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. 

{keywords}

Nhà vệ sinh của gia đình ông Lưu Xuân Đường, xã Tư Mại (Yên Dũng) được hỗ trợ xây dựng từ chương trình.

Tỉnh Bắc Giang có 3 hợp phần do Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế tổ chức thực hiện với 50 xã ở 6 huyện (Hiệp Hòa, Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Yên Dũng). Trong đó, Sở Y tế đảm nhận hợp phần vệ sinh nông thôn và thay đổi hành vi vệ sinh.

Thụ hưởng dự án, năm 2019, hệ thống cấp nước sạch thị trấn Thắng được hỗ trợ 27 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa, nâng công suất từ 200 lên 400m3/ngày đêm. Hiện nay, huyện Hiệp Hòa có các công trình nước sạch được đầu tư từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới đang hoạt động hiệu quả như: Thị trấn Thắng, xã Xuân Cẩm. Người dân ở 7 xã, thị trấn: Ngọc Sơn, Hoàng An, Hoàng Vân, Thái Sơn, Hòa Sơn, Hùng Sơn và thị trấn Thắng có nước sạch sinh hoạt, góp phần nâng tỷ lệ người dân trên toàn huyện được sử dụng nước sạch đạt 90%.

Tại huyện Yên Dũng, đến nay đã có 74 gia đình được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh (1triệu đồng/hộ). Ông Lưu Xuân Đường (SN 1950), xã Tư Mại cho biết: Cùng với 9 hộ dân trong xã được tư vấn, hỗ trợ xây nhà tiêu, năm 2016, gia đình đã đầu tư hơn 15 triệu đồng hoàn thành nhà vệ sinh tự hoại sạch sẽ, tiện lợi, góp phần cải thiện điều kiện sống.

Được biết, toàn huyện hiện có 55,9 % hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Dự kiến trong thời gian tới, chương trình tiếp tục hỗ trợ 174 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách ở 3 xã: Tân Liễu, Đồng Phúc, Trí Yên.

Nâng cao nhận thức người dân

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 31 xã tham gia chương trình, trong đó có 5 xã đã đạt tiêu chí “Vệ sinh toàn xã” là Đại Thành, Hợp Thịnh (Hiệp Hòa), Tân Sỏi, Phồn Xương, An Thượng (Yên Thế). Đến nay,

Đến nay, chương trình đã hỗ trợ xây dựng mới hơn 4 nghìn nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và vận động gần 5 nghìn hộ xây dựng nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn; xây mới và sửa chữa, nâng cấp 9 công trình cấp nước tập trung tại 19 xã, với tổng kinh phí hơn 125 tỷ đồng. 

Từ nguồn hỗ trợ của chương trình, toàn tỉnh phấn đấu có 12,2 nghìn hộ dân được cấp nước sạch, xây dựng 54 công trình vệ sinh trường học, 76 công trình vệ sinh trạm y tế, 7,4 nghìn nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng 50 xã đạt vệ sinh toàn xã vào năm 2020.

Anh Vương Kỳ Hùng, Phó trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Phong trào lan tỏa, nhiều gia đình đã nâng cao nhận thức, học hỏi xây dựng nhà vệ sinh, hầm khí biogas, làm bể lọc nước, sử dụng nước sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ đời sống. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 50 xã đạt tiêu chí “Vệ sinh toàn xã”; hỗ trợ xây mới 7,4 nghìn nhà tiêu hợp vệ sinh; hơn 95% người dân nông thôn sử dụng nước sạch.

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, chương trình đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh. Từ khởi điểm với khoảng 50% gia đình có nhà tiêu, nơi rửa tay hợp vệ sinh đến nay tỷ lệ này ở các xã nâng lên 68-73% số hộ có nhà tiêu đạt chuẩn, 80-85% hộ có điểm rửa tay bằng xà phòng. Nhờ vậy, bệnh tật trong dân cư giảm, nhất là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như: Tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, phụ khoa, ngoài da.

Phát huy hiệu quả của chương trình, trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tăng cường truyền thông về lợi ích của việc sử dụng nước sạch, giám sát chặt chẽ các công trình, bảo đảm chất lượng nước phục vụ nhân dân. Trạm y tế tuyến xã phổ biến kiến thức vệ sinh cá nhân và hướng dẫn người dân rửa tay bằng xà phòng đúng cách, nhất là dạy trẻ ở các trường mầm non để các em sớm có ý thức giữ gìn vệ sinh từ nhỏ. 

UBND các huyện thụ hưởng dự án hướng dẫn, hỗ trợ các xã thực hiện các chỉ tiêu “vệ sinh toàn xã”; tuyên truyền, vận động người dân, nhất là bà con vùng đồng bào ít người, miền núi khó khăn xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu, nâng cao điều kiện sinh hoạt, phòng, chống dịch bệnh, giảm chi phí khám chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cộng đồng.

Bản Khả lại “khát” nước sạch
(BGĐT) - Được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng công trình nước sạch, người dân bản Khả, xã Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng lòng góp sức lắp đặt đường ống đón dòng nước mát từ núi Hin Năng. Tuy nhiên hiện nhiều hộ vẫn không đủ nước dùng, trong khi đó một công trình nước sạch đã xây dựng tại bản lại bị bỏ hoang gần chục năm nay.
Hơn một tháng, đường ống nước sạch tại xã Mỹ Thái (Lạng Giang) bị vỡ 14 lần
(BGĐT)- Từ đầu tháng 8 đến nay, đường ống cấp nước sạch, đoạn qua xã Mỹ Thái, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) thuộc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước sạch DNP Bắc Giang (Công ty DNP) quản lý có 14 lần bị vỡ. 
Không sử dụng nước sạch vẫn có giấy báo thu tiền nước
(BGĐT) - Mặc dù chưa dùng một chút nước sạch nào nhưng ông Dương Văn Cường, thôn Vườn, xã Xuân Hương (Lạng Giang) vẫn có giấy báo thu tiền nước. 
Đồng bào dân tộc thiểu số vơi nỗi lo thiếu nước sạch
(BGĐT) - Trong những năm qua, Bắc Giang đã xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung cho bà con vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nước sạch về bản đã giải quyết một phần khó khăn, giúp bà con thuận lợi trong sinh hoạt và thay đổi thói quen sử dụng nước không hợp vệ sinh từ bao năm qua.
Phấn đấu hơn 95% người dân nông thôn Bắc Giang được sử dụng nước sạch
(BGĐT)- Ngày 26-6, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) tổ chức Hội nghị “Triển khai chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả năm 2019”. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, UBND các huyện...
Hiệp Hòa: Thêm một dự án nước sạch và vệ sinh trong trường học
(BGĐT)-Lễ khánh thành và bàn giao công trình “Dự án nước sạch và vệ sinh trường THCS Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” đã diễn ra sáng nay (29-5) tại Trường THCS Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa. 
Hệ thống tái tạo nước sạch từ các nhà máy điện
Hệ thống tận dụng sương mù tự nhiên và nước dùng làm mát các nhà máy điện để tái sử dụng thành nguồn nước sinh hoạt.

Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...