Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Nhà máy nước sông Đà không có quan trắc tự động và che giấu sự việc

Cập nhật: 16:38 ngày 04/11/2019
Liên quan đến sự cố nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp nước nhiễm dầu cho hàng chục vạn hộ dân, gây xôn xao dư luận thời gian qua, trả lời tại phiên giải trình kỳ họp thường trực HĐND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố - cho biết, Công ty nước sạch sông Đà không có hệ thống quan trắc tự động, cố tình che giấu vụ việc...

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ngay khi người dân trình báo vụ việc, thành phố đã cử cán bộ xuống lấy mẫu, xét nghiệm, kiểm tra các điều kiện an toàn.

{keywords}

Chủ tịch UBND TP Hà Nội :"Thành phố sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc để có những ứng phó kịp thời hơn nếu xảy ra những sự cố tương tự".

Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý vẫn còn chậm. Qua việc này, thành phố cũng xác định rõ, sẽ tập hợp, có cuộc họp rút kinh nghiệm về xử lý sự cố. Trên cơ sở đó, thành phố có ứng phó kịp thời hơn với người dân ở vùng liên quan đến việc cấp nước sạch.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra, đây là nhà máy duy nhất trong các nhà máy nước trên địa bàn được đầu tư công nghệ cũ; sử dụng chung với nguồn nước Đầm Bài; không có hệ thống quan trắc nước tự động liên quan đến nguồn nước vào. Ở đây, sự cố xảy ra trong đó có trách nhiệm của thành phố, nhưng trách nhiệm của công ty là giấu diếm sự việc.

Họ biết từ ban đầu, nhưng đã chỉ đạo công nhân cho rất nhiều Clo để xử lý. Thậm chí, đến ngày 15-10 có kết quả xét nghiệm của Bộ Y tế và thành phố công bố công khai, thời điểm đó công ty mới thừa nhận. "Tôi và đồng chí Thế Hùng (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - PV), đã trực tiếp gọi điện cho lãnh đạo cao nhất công ty, các cổ đông chính của công ty, lúc đó họ mới thừa nhận việc liên quan đến phát hiện nước nhiễm dầu" - ông Chung cho hay.

Theo ông Chung, thành phố đã ra thông báo cho công ty sớm lắp đặt, hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động. Nhà máy nước sông Đà cũng phải tách riêng hệ thống liên quan đến lấy nước và sử dụng nguồn nước chung với Đầm Bài.

"Chúng tôi nghĩ họ cho dùng chung nước Đầm Bài để tránh câu chuyện xử lý bùn lắng, giảm giá thành. Thực tế, nhà máy này trong thời gian vừa qua, thời điểm xảy ra sự cố vỡ đường ống, họ chỉ cung cấp được 40-145 nghìn m3/ ngày đêm. Đến năm 2016, khi thành phố yêu cầu công ty làm bể tăng áp 30 nghìn m3 trên đường vành đai 3 và thay 8km đường ống thì họ mới tăng lên 210 nghìn m3/ ngày đêm, chứ chưa bao giờ đạt 300 nghìn m3. Thời gian tới, họ phải tiếp tục thay thế 47km đường ống mới có thể đạt công suất" - ông Chung nói.

Ông Chung cho biết thêm, thành phố đã yêu cầu công ty nước sạch sông Đà lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Công ty nước sạch sông Đà hứa 3 tháng nữa hoàn thành hệ thống này.

Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà xin lỗi người dân bị ảnh hưởng của sự cố
Liên quan đến sự cố tràn dầu thải vào nguồn nước sản xuất của Nhà máy nước sông Đà, ngày 25-10, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà chính thức phát đi thông cáo về việc hoàn tất khắc phục sự cố bảo đảm đủ điều kiện cung cấp nước sạch trở lại cho người dân.
Gần 9 tấn dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà
Lý Đình Vũ (37 tuổi, quê Bắc Ninh) thỏa thuận xử lý 9 tấn dầu thải của Công ty Gốm sứ Thanh Hà, nhưng đã mang đổ xuống nguồn nước sông Đà. 
Bất ngờ quy trình công ty gốm sứ tuồn dầu thải gây ô nhiễm nước sông Đà
Tháng 9-2019, Lý Đình Vũ gọi điện cho bà Nguyễn Thị Huyền Trang (Công ty cổ phần Gốm sứ Thanh Hà) đề xuất thu gom, xử lý dầu thải của công ty và được bà Trang đồng ý.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...