Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng cúm gia cầm và bệnh dại

Cập nhật: 09:49 ngày 27/11/2019
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang phối hợp với các nhà khoa học về vắc xin của Đại học Bristol (Anh) chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới MultiBac, công nghệ sử dụng để sản xuất vắc xin phòng cúm (cúm A/H5N1) và bệnh dại.

Cũng theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, vắc xin truyền thống dựa trên quá trình phân lập chủng vi rút, các nhà khoa học sẽ phải nuôi cấy tế bào thận khỉ, trứng gà, nhưng công nghệ MultiBac mang tính đột phá này cho phép sản xuất ra vắc xin mới với sản lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp.

{keywords}

Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu vắc xin phòng cúm và bệnh dại công nghệ mới.

Với công nghệ mới này, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắc xin được rút ngắn xuống còn khoảng 3 năm, thay vì 5-10 năm như trước đây. Hiện nay, công nghệ này đã được triển khai tại 20 quốc gia trên thế giới.

"MultiBac đặc biệt thích hợp cho sản xuất vắc xin mới với sản lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. VABIOTECH đang hướng tới mục tiêu sử dụng MultiBac để sản xuất vắc xin phòng cúm đại dịch (cúm gia cầm), phòng ngừa bệnh dại và các căn nguyên gây bệnh khác", Tiến sĩ Đạt nói.

Vài năm trước, tại Việt Nam dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng bùng phát ra toàn thế giới đe doạ sức khoẻ con người. Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc triển khai một loại vắc xin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai.

Cũng theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, mục tiêu của việc sử dụng công nghệ này nếu xảy ra dịch cúm, chúng ta phải đạt mục tiêu sản xuất vắc xin nhanh nhất, số lượng lớn nhất và giá thành thấp nhất, công nghệ mới sẽ đáp ứng được các tiêu chí này.

Ngoài ra, Việt Nam đã chấm dứt sản xuất vắc xin phòng bệnh dại theo công nghệ cũ. Hiện 100% vắc xin phòng bệnh dại đều phải nhập khẩu với giá thành khá cao. Việt Nam đang thiếu nên việc tìm kiếm công nghệ mới là rất cần thiết.

“Bỏ đói” tế bào ung thư là quan niệm sai lầm
GS, TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
Có thể chữa khỏi ung thư vú và ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm
(BGĐT) - Tỷ lệ mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung có xu hướng tăng những năm gần đây nhưng tỷ lệ tử vong đã từng bước được cải thiện nhờ các thành tựu trong phòng bệnh, phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...