Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chưa tìm được việc làm mới, người lao động thất nghiệp được hỗ trợ gì?

Cập nhật: 16:05 ngày 25/03/2020
Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã giúp bảo đảm phần nào đời sống của bản thân một bộ phận người lao động thất nghiệp và gia đình, góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, làm tăng tỉ lệ người lao động thất nghiệp.

{keywords}

Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Trong quý I/2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp ước tính là 378.178 người, tăng khoảng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019 (346.582 người) với số tiền được chi trả ước tính là 2.119 tỷ đồng; số người được chi trả hỗ trợ học nghề ước tính là 8.160 người, tăng khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019 (7.409 người) với số tiền chi trả ước tính là 18 tỷ đồng.

Theo quy định của Luật Việc làm, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp thất nghiệp hàng tháng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Bên cạnh đó, người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Ngoài ra, người lao động được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.

Đơn vị sử dụng lao động do dịch bệnh mà buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng.

Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.

Như vậy, dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là du lịch, vận tải, bán lẻ, ngoại thương, đầu tư và cả tài chính - ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành dệt may và da giày, ngành nông sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ… dẫn đến việc làm của một bộ phận người lao động bị cắt. 

Với vai trò của mình, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã giúp đảm bảo phần nào đời sống của bản thân một bộ phận người lao động thất nghiệp và gia đình, góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước. 

Đặc biệt, đối với các trường hợp người lao động bị thất nghiệp đang chờ nhận trợ cấp thất nghiệp phải đi cách ly y tế hoặc bị nhiễm Covid-19 không thể đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo thời hạn quy định (chỉ ảnh hưởng đối với những trường hợp không đến nhận tiền nhưng gần quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng ghi trên quyết định).

Hiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép lùi thêm thời gian nhận tiền trợ cấp thất nghiệp bằng thời gian cách ly y tế hoặc điều trị do nhiễm Covid-19 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thị trường lao động ảm đạm vì dịch Covid-19
(BGĐT) - Những tháng đầu năm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp (DN) tăng cao của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, dịp này, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút lao động.
Anh hùng Lao động, lương y Đào Viết Thoàn
Nhắc đến Anh hùng Lao động, lương y Đào Viết Thoàn (thôn Đồng Ấu, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ), ai cũng biết bởi cơ sở chữa bỏng của ông đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân trên mọi miền Tổ quốc được chữa khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng.
Quảng Ninh bảo đảm an toàn sức khỏe cho công chức, viên chức và người lao động
Cùng với nỗ lực cao nhất trong việc  bảo đảm an toàn sức khỏe người dân trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã có chỉ đạo thực hiện bảo đảm an toàn sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ quan, công sở, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Quản lý chặt chẽ lao động người nước ngoài tại các khu công nghiệp để phòng dịch
(BGĐT)-Ngày 16/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương có buổi kiểm tra về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh. 
“Giải cứu” người lao động mất việc làm
(BGĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp phải dừng hoạt động, người lao động không có việc làm. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất vượt qua khó khăn, Chính phủ đang tích cực chỉ đạo thực hiện các gói “giải cứu” như giảm lãi suất, giãn nợ tín dụng, gia hạn thuế và tiền thuê đất…

Theo Lao Động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...