Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không để lỡ "giờ vàng" với người đột qụy

Cập nhật: 10:36 ngày 22/08/2021
(BGĐT) - Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là căn bệnh thường gặp, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh, phát hiện, cấp cứu kịp thời là giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả. 

Đe dọa tính mạng

Cách đây ít ngày, khi đang trực bảo vệ tại một công ty may vào buổi tối, ông Phan Công Khánh (68 tuổi) ở thôn Ngò 2, xã Đồng Kỳ (Yên Thế) bất ngờ gục ngã, chân, tay phải không thể co, duỗi, nửa người bên phải tê cứng, không nói được. Ngay lập tức, ông Khánh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

{keywords}

Nhân viên y tế Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chăm sóc, điều trị bệnh nhân đột quỵ.

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông bị đột quỵ do nhồi máu não, phải nằm điều trị dài ngày. Ngồi bên giường bệnh chăm sóc chồng, bà Trần Thị Chích cho biết: Ông Khánh có tiền sử cao huyết áp song hay thức khuya, ít tập luyện TDTT, ăn uống không kiêng khem thường xuyên. "Từ khi bị đột quỵ, ông ấy đi vệ sinh không tự chủ, mỗi lần thay đổi tư thế nằm, tôi phải nhờ 2-3 người nhà bệnh nhân cùng phòng hỗ trợ", bà Chích nói.

Nằm cạnh giường ông Khánh có ông Nguyễn Văn Thuận (68 tuổi) quê xã Ngọc Thiện (Tân Yên) cũng bị đột quỵ song ở thể nhẹ hơn. Ông Thuận cho biết, trước kia bị cao huyết áp nhưng không uống thuốc và có thói quen hút thuốc lào. Ngày 9/8/2021, khi đang chăn bò, ông cảm thấy đầu choáng váng, hoa mắt, ngã ngay ngoài đồng. Hiện, ông Thuận bị tê nửa người bên trái, tay trái không thể cử động, giọng nói bị ảnh hưởng. "Cũng may tôi được đưa đi cấp cứu kịp thời, nếu không hậu quả không biết thế nào", ông Thuận bộc bạch.

Theo các bác sĩ, 80-85% các bệnh nhân đột quỵ là do nhồi máu não. Khi bị đột quỵ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, thậm chí tử vong.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ để lại di chứng nặng nề. Theo các bác sĩ, 80-85% các bệnh nhân đột quỵ là do nhồi máu não. 

Khi bị đột quỵ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, thậm chí tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ nặng sức khỏe suy yếu, hoặc mắc các di chứng như: Tê liệt thân, chân, tay; không nói được; rối loạn cảm xúc; thị giác suy giảm... Nhiều trường hợp nằm bất động một chỗ.

Tìm hiểu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được biết, trung bình, mỗi tháng tại đây tiếp nhận khoảng 160 bệnh nhân bị đột quỵ (mỗi năm có gần 2 nghìn bệnh nhân) trong đó nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn 70%.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như do tuổi tác, yếu tố bệnh lý: Người có tiền sử đột quỵ, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, thừa cân, béo phì, hút thuốc, ăn uống không điều độ; sử dụng nhiều chất kích thích, rượu, bia... Các dấu hiệu phổ biến của bệnh như đột nhiên người mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tay chân tê mỏi, đứng không vững hoặc cầm, nắm không chắc các đồ vật, miệng bị lệch, nói không rõ lời, mắt mờ dần…

Đáng chú ý, nhóm tuổi trung niên, thanh niên mắc đột quỵ đang có xu hướng gia tăng. Chị Nguyễn Thị Hương (42 tuổi), phường Xương Giang (TP Bắc Giang) chia sẻ: Cách đây 2 tuần, khi đang rửa mặt, chị hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng, ngã xuống sàn nhà. Rất may, chồng chị phát hiện kịp thời đưa tới cơ sở y tế. 

Do ở thể nhẹ nên chị được tư vấn dùng thuốc, nay sức khỏe đã dần hồi phục. Hay như anh Phùn Văn Năm (49 tuổi), dân tộc Dao, xã Tân Lập (Lục Ngạn) bị đột quỵ cách đây ít ngày với những biểu hiện, như: Run tay, nhịp tim đập nhanh, hoa mắt. Anh Năm cho biết, trước kia hay uống nhiều rượu, mỡ máu cao, rất ít ăn rau xanh, hoa quả.

Theo bác sĩ Phạm Tùng Sơn, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh việc áp dụng phương pháp tiêm thuốc Alteplase (thuốc tiêu sợi huyết) điều trị cho người bệnh bị đột quỵ do nhồi máu não đang là phương pháp tối ưu, giúp làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu não mà không cần phẫu thuật hay can thiệp, người bệnh sau điều trị hồi phục nhanh và giảm nguy cơ liệt. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng hiệu quả trong "giờ vàng", nghĩa là trong khoảng thời gian 4 giờ đầu, tính từ lúc người bệnh có triệu chứng đầu tiên. Đối với ổ xuất huyết nhỏ có thể điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật lấy máu tụ.

Một vấn đề cũng cần lưu ý đó là nhiều người bị đột quỵ, người nhà nghĩ bị cảm gió, để bệnh nhân ở nhà quá lâu, không đưa đi cấp cứu. Có người nhà bệnh nhân còn dùng kim chích máu ở đầu ngón tay sơ cứu. Đây là việc làm hết sức sai lầm, khiến bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, để lại di chứng nặng.

Để phòng ngừa bệnh đột quỵ, các bác sĩ khuyên mọi người cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể như ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc; nên ăn thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên, xào, thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, rượu, bia; không nên hút thuốc lá, thức khuya… 

Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân thường xuyên tập thể dục, luôn giữ ấm cơ thể, không để nhiễm lạnh gây tăng huyết áp khiến mạch máu bị vỡ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ. Đặc biệt, khi bệnh nhân bị đột quỵ cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được xử lý, cấp cứu, không để lỡ "giờ vàng" chữa trị.

Bài, ảnh: Công Doanh

Nham trám đen - món ngon ở Hiệp Hòa
(BGĐT) - Cứ vào cữ từ cuối tháng 6 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, người dân các thôn: Vân Xuyên, Vạn Thạch, Lạc Yên 1, xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa) lại bận rộn hơn với việc thu hoạch trám đen. 
Thượng tướng Võ Trọng Việt bị đột quỵ, đang điều trị tại Hà Nội
Thượng tướng Võ Trọng Việt hiện đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau khi nhập viện vì đột quỵ.
Diễn viên Thương Tín bị đột quỵ
Diễn viên Thương Tín bị đột quỵ, được người quen đưa vào bệnh viện cấp cứu tối 25/2 song bác sĩ vẫn chưa liên lạc được người thân.
Trời rét đậm, gia tăng số bệnh nhân đột quỵ não nặng
Mỗi ngày, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 35-40 bệnh nhân đột quỵ. Gần đây, số lượng bệnh nhân nặng tăng lên, đặc biệt là chảy máu não tăng 10-20% so với ngày thường.
1.000 ca đột quỵ trong một tháng ở Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, một tháng qua tiếp nhận 1.000 ca cấp cứu, trong đó tới 10% là bệnh nhân dưới 44 tuổi.
Một trọng tài bất ngờ đột quỵ, tử vong
Chiều 12/11, ông Nguyễn Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng cho biết, ngay sau khi hoàn thành lễ khai mạc và chuẩn bị các thủ tục để bước vào điều hành các trận đấu ở vòng chung kết Giải Billiards & Snooker vô địch quốc gia năm 2020 được tổ chức tại TP Đà Nẵng vào sáng 12/11, một trọng tài của Giải đấu đã bị đột quỵ và tử vong.
Bệnh viện 108 nhận giải Bạch kim thế giới về điều trị đột quỵ
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhận Chứng nhận Bạch kim do Hội Đột quỵ Thế giới (WSO) trao cho hệ thống cấp cứu, điều trị đột quỵ não đạt chuẩn.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...