Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mưu sinh trong đại dịch

Cập nhật: 06:00 ngày 20/11/2021
(BGĐT) - Dịch bệnh kéo dài gần hai năm nay đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Không ít người làm trong các ngành nghề dịch vụ đã phải xoay sở nhiều cách để mưu sinh.

Lao đao vì dịch bệnh

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều dịch vụ như cưới hỏi, tour tuyến du lịch, đại lý vé máy bay, nhà hàng ăn uống, quán cà phê... từng mang lại thu nhập tương đối cho nhiều gia đình. Thế nhưng kể từ khi đại dịch bùng phát và diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, các dịch vụ “nằm im” trong thời gian dài đã khiến không ít gia đình gặp khó. 

{keywords}

Chủ tiệm cưới hỏi Rồng Phượng trang trí cổng hoa cho khách.

Chị Nguyễn Thái Thanh, chủ tiệm trang trí cưới hỏi Rồng Phượng, đường Lê Lợi (TP Bắc Giang) chia sẻ: "Như mọi năm, dịp này là mùa cưới hỏi, gia đình tôi làm từ sáng sớm đến đêm khuya để bày các mâm lễ phục vụ ăn hỏi, trang trí xe hoa, cho thuê phông bạt đám cưới... Năm nay, do dịch Covid-19, các hoạt động cưới hỏi, tập trung đông người bị hạn chế nên cửa hàng hầu như không có khách. Thỉnh thoảng có người đến đặt cũng đều lựa chọn dịch vụ đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém. Thậm chí nhiều khách đã đặt lễ, đặt lịch song bất ngờ có diễn biến mới của dịch bệnh lại phải hủy".

Điều này cũng đồng nghĩa với không có việc làm, thu nhập, mà số tiền đầu tư trước đó của gia đình chị Thanh lại nằm im. Những năm trước, để đáp ứng thị hiếu khách hàng, hằng năm, chị Thanh luôn chú trọng đầu tư thay mới phông rèm, kiểu cách hoa văn, mua sắm đèn, làm hàng rào trang trí để chuẩn bị phục vụ cho đám cưới. Thời gian qua, toàn bộ những món đồ ấy gần như bị bỏ xó, thậm chí nếu tình hình dịch bệnh kéo dài rất có thể sẽ không sử dụng được nữa.

Trước đây, nhà hàng Hà Linh, khu đô thị phía Nam TP Bắc Giang vốn rất đông khách. Từ tháng 5/2021 đến nay, cũng như tất cả hàng quán trên địa bàn, nhà hàng luôn đóng cửa hoặc chỉ bán mang về. Từ chỗ tạo việc làm ổn định cho 20 người phục vụ, những ngày này, nhà hàng chỉ còn 5 nhân viên, chủ yếu là bộ phận nấu bếp. Cũng do chỉ bán mang về nên lượng khách giảm nhiều, hiện nhà hàng duy trì hoạt động để giữ uy tín. 

Thực hiện Quyết định số 23 ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, toàn tỉnh có 3.124 hộ kinh doanh và 4.455 lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được hỗ trợ.

Chị Đinh Việt Hà, chủ nhà hàng cho biết: "Trước đây, mỗi ngày nhà hàng phục vụ vài chục mâm khách trong bữa trưa và tối, thậm chí quá tải vào ngày cuối tuần thì hiện mỗi ngày chỉ nhận được từ 1-3 đơn hàng mang đến nhà. Đơn hàng mang về chủ yếu là món bình dân, ít khi khách gọi món đặc sản bởi yêu cầu chế biến nghiêm ngặt, việc mang đi mang lại cũng khiến giảm độ hấp dẫn của món ăn. Vốn đầu tư nhà hàng lớn nên cứ kéo dài tình trạng như thế này, nhà hàng lại càng khó khăn hơn".

Mong dịch bệnh qua mau

Dịch Covid-19 kéo dài, nguồn thu hạn chế, thậm chí có tháng không có thu nhập nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn phải gồng gánh hàng loạt chi phí như: Vốn vay đầu tư, tiền thuê mặt bằng, cửa hàng, điện, nước, trả lương người lao động... Dẫu biết đó là tình trạng chung của tất cả các ngành nghề nhưng những người kinh doanh dịch vụ vẫn trăn trở nỗi lo mưu sinh, tính toán chuyển mặt hàng, hình thức kinh doanh cho phù hợp.

{keywords}

Chọn thực phẩm chế biến cho khách mang về tại nhà hàng Hà Linh.

Hơn một năm qua, anh Nguyễn Văn Huy, đường Cao Kỳ Vân (TP Bắc Giang) làm nghề lái xe taxi nhưng không có việc thường xuyên. Anh đành bán xe lấy vốn chuyển sang kinh doanh thực phẩm trực tuyến qua mạng xã hội facebook, zalo... Vợ chồng anh thay nhau đi giao hàng khi có người đặt. Lấy uy tín để thu hút khách, các mặt hàng thịt gà, lợn, chim, hải sản của gia đình anh luôn được ưa chuộng về chất lượng. Anh Huy cho biết: "Tạm thời gia đình kinh doanh các mặt hàng này để trang trải cuộc sống hằng ngày. Tùy vào tình hình dịch bệnh sẽ linh hoạt chuyển đổi cho phù hợp. Dù làm nghề gì vợ chồng tôi cũng đặt uy tín, chất lượng phục vụ lên hàng đầu".

Chia sẻ khó khăn với hộ kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23 ngày 7/7/2021 quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đến nay, toàn tỉnh có 3.124 hộ kinh doanh và 4.455 lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được hỗ trợ. Dù số tiền không lớn song là sự động viên, chia sẻ kịp thời của Chính phủ với người dân gặp khó khăn.

Thấu hiểu những khó khăn, ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra, mỗi người lao động, hộ kinh doanh đều nêu cao tinh thần là một “chiến sĩ” trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19 bằng việc làm thiết thực, cụ thể như thực hiện nghiêm 5K. Họ đều mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi để mọi sinh hoạt trở lại bình thường, người lao động bớt phần khó khăn.

Bài, ảnh: Minh Minh
Vất vả mưu sinh ngày giá rét
(BGĐT) - Những ngày này, trời rét căm căm song mặc giá buốt, gió rít từng cơn lạnh thấu xương, người lao động vẫn hối hả mưu sinh.
Ông bố đơn thân quê Bắc Giang ôm con thơ mưu sinh trên vỉa hè Hà Nội
Vợ mất sớm nên anh Hùng phải "gà trống nuôi con" suốt 4 năm qua. Hằng ngày, anh đạp xe đèo con đi bán bọc chân chống xe máy để mưu sinh.
Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Sáng 9/11, Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19” diễn ra tại Báo Nhân Dân. Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân Dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức.
Băng qua đại dịch Covid-19, những ngành nghề nào đang "hốt bạc"?
Số liệu thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500 đối với 339 doanh nghiệp niêm yết có đến 53,1% doanh nghiệp vẫn giữ vững được đà tăng trưởng lợi nhuận từ năm 2019 - 2020 và 6 tháng đầu năm nay.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...