Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bé 17 tháng tuổi uống nhầm dầu hỏa

Cập nhật: 20:11 ngày 11/05/2022
Bệnh nhi 17 tháng tuổi ở Hà Nội uống nhầm chai dầu hỏa dùng để thắp đèn bàn thờ, sau đó khó thở, viêm phổi nặng.
{keywords}

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 11/5 thông tin khi phát hiện bé uống nhầm dầu hỏa, gia đình cho uống nhiều nước và móc họng để nôn rồi đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu, chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ nhận định người nhà gây nôn cho bé không đúng cách khiến tình trạng của trẻ càng trầm trọng, phải điều trị tích cực, hỗ trợ thở oxy.

Một bé khác 20 tháng tuổi cũng uống nhầm dầu hỏa thắp đèn, nhập viện đầu tháng 5 trong tình trạng tím tái, suy hô hấp. Ban đầu cháu không biểu hiện gì, gia đình chủ quan không đưa đến bệnh viện. Vài tiếng sau, bé nôn trớ nhiều, ho, mệt lả phụ huynh mới đưa đi khám.

Bác sĩ đánh giá bệnh nhi này may mắn hơn vì gia đình đã không tự móc họng gây nôn hay cho bé uống chất lỏng làm loãng dầu. Sau khi được hỗ trợ thở oxy và dùng kháng sinh, bé tự thở lại bình thường nhưng ăn uống kém, phổi còn tổn thương.

Theo các bác sĩ, về cơ bản những trường hợp uống nhầm dầu hỏa có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ca sặc dầu biến chứng nặng có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sau này, cần tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ Lê Thanh Chương, Trưởng Khoa Hồi sức Hô hấp - Trung tâm Hô hấp, nhận định trẻ uống nhầm dầu hỏa là tai nạn đến từ sự bất cẩn của người lớn, do thói quen thắp đèn dầu ở các bàn thờ và đựng dầu trong các vật dụng uống nước như chai nước, cốc, bát... làm trẻ dễ nhầm. Hậu quả là trẻ ngộ độc tiêu hóa, rối loạn nhiều chức năng cơ quan, đặc biệt dầu nếu sặc vào phổi gây hoại tử, xẹp phổi, nhiễm khuẩn dẫn đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng và có thể để lại di chứng nặng nề lâu dài.

Bác sĩ cho hay cách xử trí khi không may uống nhầm dầu hỏa không giống xử lý khi uống một số chất lỏng khác. Tuyệt đối không được móc họng gây nôn cho trẻ khi đường thở chưa được bảo vệ mà cần đưa đến cơ sở y tế để được xử trí. Dầu hỏa bản chất là một hydrocarbon dễ bay hơi, có sức căng bề mặt thấp nên rất dễ trào vào đường thở khi uống, đặc biệt là khi gây nôn. Khi vào đường thở, dầu sẽ lan rất nhanh trong phổi gây hoại tử niêm mạc, làm xẹp phổi và viêm phổi.

Bác sĩ khuyến cáo gia đình có trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, không nên dự trữ dầu trong nhà. Nếu cần phải dự trữ, không đựng dầu trong chai, vật dụng dễ nhầm lẫn như chai đựng nước uống, cốc, bát mà phải để dầu thắp ở nơi tránh tầm tay trẻ em: để trên cao, trong tủ có khóa...

Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt-Hàn ký kết hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc
(BGĐT) - Chiều ngày 11/5, Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt - Hàn và Công ty TNHH Hana Micron Vina (Khu công nghiệp Vân Trung - Việt Yên) tổ chức ký kết chương trình thỏa thuận hợp tác gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Lễ hội Vật cầu nước "độc nhất vô nhị" ở làng Vân (Việt Yên) sẵn sàng đón du khách
(BGĐT) - Lễ hội Vật cầu nước diễn ra tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) từ ngày 12 đến ngày 14/5 (tức 12 đến 14/4 âm lịch) với nhiều nội dung độc đáo. Với tính chất đặc sắc của lễ hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận đây là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làm rõ nhóm nam, nữ công nhân đánh nhau ở KCN Đình Trám
(BGĐT) - Đại úy Lê Đình Quang, Trưởng Đồn Công an Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) thông tin, đơn vị mới làm rõ nhóm nữ thanh niên gây gổ, đánh nhau ở đường nội bộ KCN Đình Trám vào cuối tháng 4/2022. 

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...