Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phát hiện thuốc giảm đau, hạ sốt giả trên thị trường

Cập nhật: 21:04 ngày 30/06/2022
Ngày 30-6, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Công văn số 5673/QLD-CL gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mẫu thuốc Ophazidon giả. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt (thành phần chính là paracetamol và cafein) chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
{keywords}

Thông tin trên nhãn thuốc giả và thuốc thật khác nhau.

Trước đó, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh Cao Bằng tiến hành lấy mẫu xác định chất lượng của sản phẩm trên nhãn ghi: Viên nén Ophazidon; số đăng ký: VD-26803-17; số lô: 480821; ngày sản xuất: 17-8-2021; hạn sử dụng: 17-8-2023, Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội. Kết quả kiểm nghiệm, mẫu sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (cafein) và định lượng (paracetamol).

Sau khi xác minh, mẫu thuốc không đạt chất lượng này được xác định sản phẩm giả mạo.

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý dược đề nghị, sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi: Viên nén Ophazidon; số đăng ký: VD-26803-17; số lô: 480821; ngày sản xuất: 17-8-2021; hạn sử dụng: 17-8-2023, Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật.

Cụ thể, thông tin trên nhãn thuốc: Chữ in trên nhãn thuốc có phông chữ sai, khác so với thuốc thật. Đối chiếu vị trí trình bày số đăng ký và số lô sản xuất trên nhãn: Với thuốc giả có chữ “S” thẳng hàng với chữ “V”; trong khi thuốc thật chữ “S” lệch về bên trái chữ “V”.

Ngoài ra, nhãn thuốc giả có chữ “X” thẳng hàng với chữ “D”; trong khi thuốc thật chữ “X” lệch về bên trái chữ “D”; thuốc giả có dấu “:” lệch về bên phải dấu “-”, còn thuốc thật có dấu “:” lệch về bên trái dấu “-”.

{keywords}

Hình ảnh so sánh giữa thuốc giả và thuốc thật.

Trên viên thuốc thật có khắc chữ “TK” nhưng hình ảnh trên viên thuốc giả chữ “TK” không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất.

Cục Quản lý dược đề nghị, sở y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược cũng đề nghị các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Ophazidon giả nêu trên.

Đồng thời, các cơ quan chức năng xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành; kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Ophazidon giả.

Trên thị trường, thuốc Ophazidon là thuốc giảm đau có thành phần chính: Paracetamol, cafein. Thuốc có chỉ định với các trường hợp đau nửa đầu, nhức đầu, đau nhức toàn thân, viêm họng, viêm xoang, đau bụng kinh, sốt, viêm, đau răng… Thuốc do Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất, đóng gói lọ gồm 100 viên nén.

Phát hiện thuốc giả Molnupiravir điều trị Covid-19 tại Thụy Sĩ trên nhãn có thông tin tiếng Việt
Ngày 5/5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Công văn số 3520/QLD-CL về việc thuốc giả Molnupiravir phát hiện tại Thụy Sĩ trên nhãn có thông tin tiếng Việt, gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Nguyên Cục phó Cục Quản lý Dược "để VN Pharma nhập thuốc giả"
Sau khi điều tra bổ sung, Bộ Công an giữ nguyên quan điểm truy tố ông Nguyễn Việt Hùng thiếu trách nhiệm để VN Pharma nhập thuốc giả vào Việt Nam.
Tuyên án vụ bê bối thuốc giảm cân lớn nhất lịch sử ngành y của Pháp
Ngày 23/6, các công tố viên Pháp đã đề nghị tòa tuyên án tù đối với giám đốc công ty dược liên quan đến một loại thuốc giảm cân và điều trị bệnh tiểu đường bị cho là đã gây ra hàng trăm ca tử vong. Đây là một trong những vụ bê bối lớn nhất của ngành y tế nước này.
Theo Hà Nội Mới

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...