Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phục hồi xuất khẩu lao động sau đại dịch Covid-19

Cập nhật: 07:19 ngày 15/10/2022
(BGĐT) - Từ đầu năm 2022 đến nay, sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã khởi sắc trở lại. Tín hiệu tích cực này góp phần giải quyết việc làm, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống người dân.

Hỗ trợ, tăng cơ hội việc làm cho lao động

Theo ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng Lao động - Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hai năm trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kết quả thực hiện chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không đạt kế hoạch đề ra thì từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã có nhiều khởi sắc. 

{keywords}

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn về thị trường XKLĐ cho người lao động.

Trong 9 tháng, toàn tỉnh đã có gần 1,8 nghìn lao động xuất cảnh, chủ yếu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, vượt 20% kế hoạch đề ra.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết đang liên kết với 12 doanh nghiệp (DN) đưa người đi XKLĐ được Bộ LĐTBXH cấp phép triển khai kế hoạch tư vấn, đào tạo, đưa lao động trong tỉnh đi làm việc ở nước ngoài. Riêng thị trường Hàn Quốc, hiện Trung tâm đang tổ chức 8 lớp dạy tiếng cho gần 300 học viên đăng ký xuất cảnh theo Chương trình EPS (chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài theo quy định của Luật Việc làm Hàn Quốc).

Ông Nguyễn Văn Huế, Giám đốc Trung tâm cho hay, để đáp ứng nhu cầu tuyển hàng nghìn lao động tại các thị trường, vào phiên giao dịch định kỳ (thứ 5 hằng tuần), đơn vị bố trí cán bộ trực riêng tại bàn tư vấn cho lao động. Nghiên cứu quy định về trình độ ngoại ngữ của từng đơn hàng xuất khẩu để lựa chọn, hợp đồng với giáo viên; tổ chức kiểm tra, bảo đảm năng lực học viên khi kết thúc khóa học...

Ngoài tư vấn, tuyển dụng qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thời gian qua, nhiều DN XKLĐ trong nước đã về các địa phương để tuyển dụng và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đơn cử như Công ty cổ phần Tập đoàn An Dương (Hà Nội), để hoàn thành kế hoạch đưa 1 nghìn lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc trong năm nay, DN đang đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng và triển khai các khóa đào tạo. 

Bà Khương Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty chia sẻ: “Mỗi thị trường lao động có những quy định cụ thể khi nhập cảnh nên ngoài bảo đảm yêu cầu về trình độ, chúng tôi phân công một bộ phận liên tục cập nhật các quy định về phòng, chống dịch của quốc gia tiếp nhận để chuẩn bị đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục liên quan, bảo đảm cho lao động nhập cảnh thuận lợi".

Tập trung khai thác thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Công ty cổ phần Quốc tế - TIC chi nhánh Bắc Giang hiện đang đào tạo tiếng, kỹ năng cho khoảng 200 lao động có nhu cầu XKLĐ. 

Theo bà Tống Thị Ngần, Giám đốc chi nhánh, sau 6 tháng học tiếng, kỹ năng nghề, giáo dục định hướng, DN tư vấn học viên lựa chọn công việc phù hợp; hỗ trợ khám sức khỏe, chuẩn bị hộ chiếu. Đặc biệt, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục vay vốn đi XKLĐ theo các chương trình hỗ trợ lãi suất nếu lao động có nhu cầu.

Khai thác thị trường chất lượng cao

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 29 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, tập trung chủ yếu ở một số thị trường như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc. Với mức thu nhập bình quân của lao động từ 15 - 35 triệu đồng/tháng, nhiều gia đình có người đi XKLĐ đã thoát nghèo, ổn định đời sống. 

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 29 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, tập trung chủ yếu ở một số thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với mức thu nhập của lao động từ 15 - 35 triệu đồng/tháng, nhiều gia đình có người đi XKLĐ đã thoát nghèo, ổn định đời sống.

Như chị Phạm Thị Ngát (SN 1999) ở thôn Sầy, xã Tuấn Đạo (Sơn Động), sau hơn 4 tháng chờ đợi từ khi hoàn tất thủ tục, giữa tháng 5 vừa qua, chị đã xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS. 

Kết nối qua Zalo, chị Ngát chia sẻ: “Được định hướng lựa chọn phù hợp nên khi sang bên này, tôi làm việc trong dây chuyền chế biến thực phẩm. 

Hằng tháng, tôi được hỗ trợ tiền thuê nhà, điện nước và có xe đưa đón mỗi ngày đến nơi làm việc. Đến nay, trừ chi phí sinh hoạt, mỗi tháng tôi tiết kiệm được khoảng 25 triệu đồng gửi về cho gia đình”.

Đánh giá của ngành LĐTBXH, những năm gần đây, hoạt động XKLĐ có sự chuyển hướng rõ rệt. Bên cạnh một số thị trường truyền thống (Đài Loan, Malaysia), ngành LĐTBXH cũng tập trung khai thác các thị trường chất lượng cao (Nhật Bản, Hàn Quốc). 

Bởi vậy, số người đi làm việc ở nước ngoài tuy có giảm so với trước nhưng chất lượng, trình độ lao động nâng lên. Điều này phù hợp với xu thế vì lao động muốn làm việc ở các quốc gia có môi trường tốt, thu nhập cao thì phải đáp ứng đủ những yêu cầu khắt khe khi tuyển dụng.

Theo ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, thời gian tới, Sở chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với phòng LĐTBXH các huyện, TP tập trung tuyên truyền các chính sách ưu đãi về XKLĐ; khảo sát nhu cầu việc làm của lao động để phối hợp với doanh nghiệp XKLĐ tổ chức tư vấn giúp lao động lựa chọn công việc phù hợp theo lứa tuổi, trình độ. 

Cùng đó, thường xuyên kiểm tra, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt những doanh nghiệp vi phạm chính sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ. Về phía người lao động, sở khuyến cáo cần tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn các doanh nghiệp được cấp phép để tránh những rủi ro về tài chính.

Bài, ảnh: Tường Vi

Được vay vốn 100 triệu đồng để ký quỹ xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Ngày 8/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ về việc ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Đề xuất cơ chế phối hợp giữa chính quyền với DN trong xuất khẩu lao động
(BGĐT) - Ngày 15/7, Đoàn công tác Ban Kinh tế T.Ư do đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động (NLĐ) và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (gọi tắt là Chỉ thị 16) của tỉnh Bắc Giang.
Xuất khẩu lao động: Từng bước phục hồi
(BGĐT) - Hai năm vừa qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), các địa phương, doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực khôi phục. 
Bắc Giang: Tạm giữ đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng Zalo
(BGĐT) - Ngày 26/11, Công an huyện Yên Thế phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bắc Giang) điều tra làm rõ đối tượng Cao Thị Trang, sinh năm 1987, trú tại phường Cát Bi, quận Hải An (TP Hải Phòng) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lừa xuất khẩu lao động qua mạng xã hội Zalo. 
Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn
Ngày 17/3, Hàn Quốc đã tiếp nhận gần 100 lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là lao động EPS) nhập cảnh tại Sân bay quốc tế Incheon. Đây là chuyến bay có số lượng lao động EPS nhập cảnh Hàn Quốc nhiều nhất kể từ thời điểm nước này nối lại việc tiếp nhận lao động EPS Việt Nam (tháng 5/2021) sau khi tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...