Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo vệ trẻ trước bệnh truyền nhiễm

Cập nhật: 08:33 ngày 04/03/2019
(BGĐT)- Thời tiết giao mùa đông - xuân, độ ẩm trong không khí cao tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, thuỷ đậu, cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy liên tục tăng, phổ biến là ở trẻ nhỏ. Người dân, nhất là cha mẹ có con nhỏ cần chủ động các biện pháp phòng ngừa, làm giảm  nguy cơ mắc bệnh.  

Gia tăng ca bệnh

Thực tế cho thấy, những tháng đầu năm là thời gian cao điểm phát sinh các bệnh truyền nhiễm, nhất là ở trẻ nhỏ. Mới đây, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Giang tiếp nhận 15 trường hợp nghi mắc bệnh ho gà, trong đó có 8 ca dương tính. Mẹ bệnh nhi Nguyễn Ngọc Huy (2 tháng tuổi) ở xã An Dương (Tân Yên) kể: “Ban đầu cháu ho, chảy nước mũi tôi nghĩ cháu chỉ bị viêm họng thông thường. Tuy nhiên sau vài ngày thấy cháu thở khó, hay nôn trớ nên gia đình đưa đến Bệnh viện kiểm tra thì mới biết cháu mắc ho gà”.

{keywords}

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tư vấn cho người dân về các  loại vắc xin phòng bệnh.

Theo bác sĩ Đồng Xuân Sắc, Trưởng Khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh), ho gà là bệnh dễ bùng phát ở mùa đông xuân, biểu hiện khi mắc bệnh là xuất hiện các cơn ho liên tục; hít thở kèm theo tiếng rít. Hiện nay nhiều gia đình chưa phân biệt được rõ ràng dấu hiệu của ho gà với viêm họng thông thường nên còn chủ quan, tự điều trị tại nhà dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, những ngày này, tình hình bệnh ho gà, sởi đang có xu hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 8 ca ho gà, 6 ca sởi (tăng 7 ca ho gà và 5 ca sởi so với cùng kỳ năm 2018). Các trẻ mắc bệnh chủ yếu chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt, trong những ca mắc sởi thì có 4 trường hợp từ 15 tuổi trở lên, trong khi thông thường bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, đây là số liệu chưa đầy đủ vì vẫn còn nhiều trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, người dân điều trị bằng thuốc nam hoặc phương pháp dân gian nên khó nắm bắt hết.

Ngoài ho gà, sởi, các bệnh lý về đường hô hấp cũng được các chuyên gia y tế khuyến cáo là sẽ có nguy cơ bùng phát vào mùa đông, xuân. Tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 40 bệnh nhân đến khám, cấp cứu, tăng 20% so với thời gian trước. Trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, cúm mùa, viêm phổi; tiêu chảy do virut rota. Thậm chí nhiều trẻ diễn biến nặng, sốt cao, phải hỗ trợ bằng máy thở oxy. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 300 trường hợp mắc cúm, 221 người bị tiêu chảy, 62 người bị thủy đậu, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, thời tiết lạnh ẩm còn kéo dài nên nguy cơ trẻ em mắc bệnh vẫn gia tăng.

Chủ động phòng ngừa

Theo bác sĩ Hà Văn Nguyên, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh), thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, khiến các bệnh về hô hấp, tiêu hóa gia tăng. Trong khi đó sức đề kháng của trẻ kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đây cũng là dịp có nhiều lễ hội, dân di chuyển đông nên khả năng truyền nhiễm tăng. Bác sĩ khuyến cáo người dân cần giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; duy trì chế độ ăn uống đầy đủ; hạn chế di chuyển đến các vùng có dịch. Biện pháp lâu dài và hiệu quả nhất là phải đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo quy định. Tuy nhiên hiện nay, vắc xin ComBE Five (vắc xin phối hợp phòng các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra) nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu cục bộ nên nhiều trẻ phải lùi lịch tiêm. Còn các loại vắc xin phòng sởi, thủy đậu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Ngoài những biện pháp tuyên truyền, tổ chức tiêm vắc xin của ngành chức năng, nhiều gia đình đã chủ động lựa chọn hình thức tiêm dịch vụ để bảo vệ con em mình. Chị Nguyễn Thị Huyền, xã Nghĩa Phương (Lục Nam) có con trai 2 tuổi cho hay: “Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin thấy nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết nồm ẩm tăng cao nên tôi đã đăng ký tiêm dịch vụ một số loại vắc xin cho con”.

Được biết, hiện nay Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường giám sát địa bàn nhằm kịp thời phát hiện các ca bệnh hoặc ổ dịch phát sinh. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và cơ số thuốc, hóa chất, máy phun chống dịch... sẵn sàng đối phó nếu dịch bệnh xuất hiện. Các trường học, khu dân cư đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh; thực hiện cách ly người bệnh không để lây lan sang cộng đồng. Ngay trong tháng 3-2019, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh sẽ tổ chức chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi trên quy mô toàn tỉnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngành y tế cần chuẩn bị đủ các loại vắc xin phòng bệnh, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của trẻ, tránh tình trạng thiếu vắc xin như hiện nay khiến phụ huynh lo lắng.

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2 (1955-2019): Bệnh viện YHCT LanQ trong lòng người bệnh
(BGĐT)- Mỗi năm Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ (gọi tắt là BV LanQ) thuộc Công ty cổ phần Y Dược LanQ (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân ở trong và ngoài tỉnh. 
 
Sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình: Hoàn tất cáo trạng truy tố các bị cáo để đưa ra xét xử
Ngày 7-12, Viện trưởng Viện KSND TP Hòa Bình Nguyễn Hồng Đăng cho biết: Viện KSND tỉnh Hòa Bình đã hoàn tất cáo trạng số 01/CT- VKS- P2 truy tố các bị can trong vụ án 9 bệnh nhân chạy thận tử vong xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, về các tội: Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang: Phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ thủng bằng phương pháp mới
(BGĐT) - Tiếp nhận gói kỹ thuật chuyên sâu do Bệnh viện Tai - Mũi -  Họng T.Ư chuyển giao, nhóm bác sĩ Khoa Tai – Mũi – Họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã thực hiện thành công phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ thủng. 
 
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu bệnh nhân bị ong đốt
(BGĐT) - Ngày 1-10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Giáp Văn Đức (SN 1987), thị trấn Tân Dân (Yên Dũng) bị ong vò vẽ đốt gần 20 nốt khắp nơi trên cơ thể. Nạn nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng, hôn mê, không đo được huyết áp. 
 
Kho thuốc bệnh viện: Chưa đạt chuẩn thực hành tốt bảo quản
(BGĐT) - Thuốc đạt chất lượng kiểm định nhưng nếu không được bảo quản tốt sẽ giảm hoạt tính, công dụng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuy nhiên, hiện nay, các kho thuốc bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều chưa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc GSP.       
 

Vân - Nguyễn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...