Chủ nhật, 05/05/2024
Bắc giang 25 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

WHO tuyên bố dịch Ebola là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu

Cập nhật: 09:13 ngày 18/07/2019
Liên Hợp quốc (LHQ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17-7 đã công bố dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu.

Tuyên bố được đưa ra nhằm huy động thêm nguồn tài chính để có thể chấm dứt virus chết người này sau gần 1 năm dịch bệnh này đã hoành hành ở đất nước vốn xảy ra chiến tranh liên miên.

{keywords}

Khu vực cách ly điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus ebola tại Mbandaka, CHDC Congo.

Dịch Ebola ở CHDC Congo hiện là dịch bệnh gây chết người lớn thứ hai trên thế giới, với ít nhất 1.676 người đã nhiễm virus kể từ ngày 1-8-2018 trong khi 2.512 đã đổ bệnh, theo số liệu Bộ Y tế của CHDC Congo. Trước đó, từ 2014-2016, dich Ebola ở Tây Phi đã cướp đi sinh mạng của 11.300 người.

WHO đã họp khẩn chỉ ba ngày sau khi các cơ quan y tế phát hiện trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên ở Goma, thành phố có 2 triệu dân nằm ở biên giới phía Đông của Congo giáp với Rwanda. Goma là thành phố có cảng biển quốc tế nhộn nhịp nhất trong khu vực, có trung tâm thương mại khoáng sản và đồng thời cũng là nơi có trụ sở của nhiều cơ quan cứu trợ.

Cũng trong ngày 17-7, báo cáo của WHO cho thấy một phụ nữ chết vì Ebola ở Congo trước đó đã đi bán cá ở một khu chợ rất đông đúc ở nước láng giềng Uganda khi mà chị đã có những triệu chứng của bệnh.

Đây là lần thứ 5 WHO phải công bố sự lan rộng của một căn bệnh ở cấp độ "vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu", tức nguy cơ bệnh có thể lan ra khắp thế giới, và việc công bố như vậy nhằm mục đích có được sự ủng hộ cả về chính sách và tài chính của nhiều nước để đối phó với dịch bệnh.

Trước đó, WHO đã từng tuyên bố cấp độ nghiêm trọng tương tự với dịch cúm H1N1 vào năm 2009, dịch bại liệt năm 2014, dịch Ebola ở Tây Phi cùng năm 2014 và vấn đề dị tật bẩm sinh cũng như các vấn đề về thần kinh có thể bị gây ra khi một người nhiễm virus Zika vào năm 2016.

Uganda xác nhận trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên
Ngày 11-6, Bộ Y tế Uganda và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận trường hợp nhiễm virus Ebola đầu tiên của quốc gia châu Phi này. Đó là một bé trai 5 tuổi nhiễm bệnh sau khi trở về từ Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đại dịch Ebola đang bùng phát.
WHO kêu gọi điều chỉnh chiến lược đối phó với dịch Ebola ở CHDC Congo
Hội đồng chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các cơ quan chức năng cần điều chỉnh và tăng cường các chiến lược để đối phó hiệu quả với bệnh dịch Ebola ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.
LHQ cảnh báo nguy cơ dịch Ebola ngày càng nghiêm trọng ở CHDC Congo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-5 cho biết tình hình dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) ngày càng tồi tệ, trong bối cảnh các khoản tài trợ mới chỉ bảo đảm được khoảng 50% số tiền cần thiết để đối phó với dịch bệnh này.
CHDC Congo: Hơn 750 người tử vong vì dịch Ebola
Ngày 12-4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số người tử vong vì dịch Ebola tại CHDC Congo đã vượt quá 750 người. Tính đến ngày 9-4, gần 1.200 trường hợp nhiễm virus Ebola đã được xác định tại các tỉnh bị ảnh hưởng là Bắc Kivu và Ituri, với 751 người tử vong.

Theo Tin tức

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...