Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chủ động phòng bệnh bạch hầu

Cập nhật: 16:39 ngày 05/09/2019
(BGĐT) - Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9-2019, tại một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên ghi nhận một bệnh nhi 6 tuổi tử vong, 3 ca mắc mới và 11 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. 

Bác sĩ dự phòng cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm đã từng lưu hành rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Sau 20 năm, Bộ Y tế đưa vắc-xin phòng bệnh bạch hầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng, số ca mắc đã giảm nhanh. Tuy nhiên, gần đây, một số tỉnh, TP ghi nhận nhiều ca mắc ở vùng có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp và ở đối tượng chưa tiêm vắc-xin.

{keywords}

Tiêm vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ em tại phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang).

Tại Bắc Giang, những năm gần đây, ngành y tế không phát hiện bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt tiến độ. 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có 32,8% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng vắc-xin tổng hợp 5 trong 1. Tình trạng này không chỉ diễn ra trên địa bàn tỉnh mà còn xảy ra ở các tỉnh, TP trong cả nước. Nguyên nhân do ngành y tế ngừng tiêm vắc-xin này tại trạm y tế và mới triển khai tiêm lại từ tháng 5-2019 đến nay. Trong khi các điểm tiêm dịch vụ khan hiếm thuốc nên rất nhiều trẻ bị tiêm chậm lịch, quên mũi, bỏ mũi.

Được biết, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính ở đường thở trên hoặc vùng mũi, hầu; lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Người bệnh thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh tiến triển nhanh có thể dẫn đến liệt cơ, viêm cơ tim, nguy cơ tử vong cao (khoảng 3%). Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu không có miễn dịch.

Lịch tiêm vắc-xin phối hợp 5 trong 1 miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh vào ngày 20 hằng tháng:

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 đủ 2 tháng tuổi

- Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

- Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

- Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi


Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Không chỉ trẻ em, người lớn vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc-xin dự phòng và tiếp xúc với mầm bệnh. Chủ động phòng, chống lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phối hợp 5 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra) đủ mũi, đúng lịch; thường xuyên vệ sinh nơi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, nhất là mũi, họng sạch sẽ; khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, cách ly kịp thời. Người lớn cũng cần đến các cơ sở cung ứng dịch vụ tiêm chủng để tiêm vắc- xin phòng bệnh.

Sử dụng đồng thời hai loại vắc-xin 5 trong 1 trong tiêm chủng mở rộng
(BGĐT) - Từ tháng 8-2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung ứng đồng thời 2 loại vắc-xin phối hợp 5 trong 1 phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đó là vắc-xin ComBE Five và SII do Ấn Độ sản xuất.
Bắc Giang: Bệnh nhi nhiễm bệnh sởi chủ yếu do chưa tiêm vắc-xin
(BGĐT) - Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam đang gia tăng bệnh nhi mắc sởi, nhất là ở những nơi tập trung đông người như trường học.
Trang bị kỹ năng tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh an toàn
(BGĐT) - Ngày 11-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hướng dẫn kỹ năng tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh cho gần 50 nhân viên y tế làm công tác tiêm chủng mở rộng tại các bệnh viện (có phòng hộ sinh) và trung tâm y tế các huyện, thành phố.

Minh Thu


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...