Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phòng ngừa bệnh cúm

Cập nhật: 12:30 ngày 21/11/2019
(BGĐT) - Bệnh cúm mùa có số người mắc cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm được giám sát. Nếu chăm sóc sức khỏe kém, đề kháng giảm trong giai đoạn cảm cúm thường dẫn đến tình trạng bội nhiễm đường hô hấp. Biến chứng của cúm có thể gây phù phổi, suy tim, tử vong.

Thời điểm này, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao là điều kiện thuận lợi để các chủng vi-rút cúm mùa (cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm B) bùng phát mạnh mẽ, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn đều dễ mắc bệnh.

{keywords}

Xét nghiệm phát hiện vi-rút cúm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang.

Hằng năm, trên cả nước có khoảng từ 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em mắc cúm. Trong đó, chủng cúm A/H1N1 phổ biến nhất, chiếm khoảng 20-50% số người mắc. Các trường hợp nhiễm bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 4.565 trường hợp nhiễm cúm (giảm khoảng 500 ca so với cùng kỳ năm 2018). 

Tại hội nghị nâng cao chất lượng chẩn đoán vi-rút cúm diễn ra từ ngày 19 đến 21-11 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Văn phòng Dự án hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tại Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đến từ Nhật Bản và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào mùa lạnh, vi-rút cúm sống lâu hơn trong môi trường nên khả năng lây lan cao hơn, dễ dàng truyền từ người sang người qua tiếp xúc, hô hấp (qua nước bọt, dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho khạc).

Các triệu chứng thường gặp ở cúm mùa là sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, ho. Nếu chăm sóc sức khỏe kém, đề kháng giảm trong giai đoạn cảm cúm thường dẫn đến tình trạng bội nhiễm đường hô hấp. Biến chứng của cúm có thể gây phù phổi, suy tim, tử vong.

Được biết, đây là chương trình bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật chẩn đoán vi-rút cúm cho nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định. 

Đây là các địa phương được hưởng lợi từ dự án “Nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm y tế về an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam, Lào và Campuchia” do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ.

Tại đây, các chuyên gia giới thiệu tổng quan các phương pháp chẩn đoán, phân loại chủng cúm; hướng dẫn thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vi-rút cúm tại phòng thí nghiệm. 

Đồng thời khuyến cáo, để phòng bệnh, mọi người cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; tránh chùi tay lên mắt và mũi, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc với người bệnh. 

Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc-xin cúm mùa và cúm A/H5N1. Người dân nên tiêm vắc -xin phòng bệnh tại các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn. 

Chủng ngừa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng; người sống chung hoặc chăm sóc người mắc cúm. Khi có biểu hiện bệnh, không tự ý dùng thuốc, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và cách ly kịp thời.

Trung Quốc: Ca nhiễm cúm H5N6 ở người đầu tiên tại Bắc Kinh
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm H5N6 đầu tiên ở người.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh
Trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
Đã xác định chủng virus cúm khiến 2 bệnh nhân viêm phổi nặng
Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với hai bệnh nhân viêm phổi nghi nhiễm cúm gia cầm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho thấy cả hai trường hợp đều đồng nhiễm cúm A(H1N1) và cúm B. Như vậy, 2 ca nghi ngờ nhiễm cúm gia cầm H5N1 đã được loại trừ.

Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...