Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Món ngon
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tết ở những làng bánh chưng Vân

Cập nhật: 20:38 ngày 21/01/2020
(BGĐT) - Bánh chưng Vân là tên gọi chung của bánh chưng Hiệp Hòa, nổi tiếng bởi hương vị dẻo thơm đậm đà đặc trưng. Những ngày cuối năm, không khí lao động ở các hộ làm nghề gói bánh tất bật phục vụ khách hàng, góp thêm hương vị trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Mỗi ngày cung cấp hơn 10 nghìn chiếc bánh 

Về xã Hoàng Vân những ngày này, những chuyến xe hối hả chuyển nguyên liệu, đưa bánh từ các hộ đi tiêu thụ muôn nơi. Nhu cầu ngày càng lớn nên nhiều hộ mở dịch vụ gói bánh rải rác trong năm phục vụ lễ hội, đám cỗ và thường xuyên hơn vào dịp cuối năm. Từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp các làng làm bánh vào vụ tấp nập. Hộ nhận gói nhiều phải huy động hết con cháu, thuê nhân lực làm liên tục từ 3 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Giá bánh chưng bán ra thị trường là 50 nghìn đồng/chiếc, trừ chi phí chiếc bánh lãi khoảng 10 nghìn đồng. 

{keywords}

Gói bánh chưng tại xã Hoàng Vân.

Nhanh tay xếp lá chít, trải gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ để gói bánh, chị Nguyễn Thị Loan, thôn Lạc Yên 1, xã Hoàng Vân cho hay: Gia đình tôi gói bánh được hơn 10 năm. Một tuần trở lại đây, công suất làm bánh tăng lên gấp 3. Để kịp trả bánh cho khách, gia đình thuê thêm 2 nhân công phụ giúp. 

Đặc sản bánh chưng nơi đây thơm ngon nức tiếng không chỉ với người dân trong vùng mà còn trở thành món quà quê truyền thống để biếu tặng người thân mỗi dịp Tết đến. Chị Nguyễn Thị Hạnh, thị trấn Thắng có anh trai và chị gái đang ở Thái Nguyên. Năm nào cũng vậy, cứ gần Tết là điện thoại về nhờ người thân đặt bánh chưng Vân để làm quà biếu và dùng trong mấy ngày Tết.

{keywords}

Nguyên liệu gói bánh chưng Vân.

Duy trì nghề truyền thống, hiện người dân nơi đây tích cực truyền nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển nghề, tăng thu nhập. Ở Hiệp Hòa ngoài xã Hoàng Vân, có nhiều thôn thuộc các xã Hoàng An, Thanh Vân, Thái Sơn cũng phát triển nghề gói bánh chưng. Theo thông tin từ Hội Nông dân huyện, Hiệp Hòa có hơn 200 hộ gói bánh chưng thường xuyên. Dịp cuối năm, ước tính số lượng bánh làm ra mỗi ngày khoảng 10 nghìn chiếc, cung cấp cho khách hàng trong huyện và các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên...

Gìn giữ nghề truyền thống

Những năm gần đây, không chỉ người dân trong huyện mà thực khách sành ăn các địa phương trong, ngoài tỉnh vẫn chọn đặt mua những chiếc bánh chưng Vân đậm đà hương vị quê hương. Mặc dù nhu cầu thị trường lớn song các hộ làm nghề coi trọng chữ tín, chất lượng sản phẩm, không vì thế mà xem nhẹ các khâu làm bánh. 

{keywords}

Một hộ dân ở xã Hoàng An làm bánh chưng phục vụ Tết Nguyên đán.

Khác với những miền quê khác, cảm nhận Tết Nguyên đán ở những làng gói bánh chưng đến sớm hơn bởi không khí làm bánh nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Gần một tháng nay, ngày nào chị Nguyễn Thị Lan, thôn An Cập, xã Hoàng An cùng 3 người nữa cũng luôn tay gói bánh chưng phục vụ khách đặt. 

Để có nguyên liệu làm bánh tốt  nhất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, trước đó gần 3 tháng, chị đặt mua gạo nếp ở thôn Vạn Thạch, xã Hoàng Vân và vùng sản xuất nếp cái hoa vàng xã Thái Sơn; mua thịt lợn, đỗ xanh từ các hộ sản xuất uy tín. Gạo nếp ngâm chừng 4 tiếng sau đó vo sạch, để ráo. Khâu luộc cũng cần đúng kỹ thuật. Luộc bánh bằng củi, lửa không quá to hoặc quá nhỏ. Muốn cho bánh dền, dẻo, sau khi vớt khỏi nồi, bánh được lăn đều trên rơm nếp. Từ làm bánh, chị Lan và nhiều hộ có thêm thu nhập góp phần trang trải cuộc sống. 

{keywords}

Bánh chưng Vân là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Hiệp Hòa.

{keywords}
Tổ hội nghề nghiệp Sản xuất và Tiêu thụ sản phẩm truyền thống bánh chưng Vân thành lập từ năm 2017 với 27 gia đình ở cả 6 thôn của xã Hoàng Vân. Các hộ liên kết trong sản xuất, tiêu thụ. Sản phẩm đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể, đồng thời có gắn tem truy xuất nguồn gốc trước khi bán ra thị trường. 
Ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoàng Vân.

Nhằm giữ nghề truyền thống, từ năm 2017 đến nay, UBND huyện Hiệp Hòa chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức Ngày hội “Bánh chưng Vân - Tết sum vầy”. Đây là dịp các hộ nâng cao tay nghề, đồng thời quảng bá sản phẩm tới du khách muôn nơi.

Ông Hoàng Tiến Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Tin vui với người dân Hiệp Hòa khi mới đây bánh chưng Vân được công nhận là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Phòng Nông nghiệp và PTNT tiếp tục khảo sát, khoanh vùng những nơi đồng đất phù hợp để vận động bà con mở rộng diện tích gieo cấy gạo nếp cái hoa vàng, sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Gói bánh chưng xanh, ấm lòng ngày Tết
(BGĐT) - Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang lại tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho gia đình chính sách, người có công, người nghèo, đối tượng yếu thế. Nhờ đó, nhiều người có thêm điều kiện đón Tết đầm ấm, vui tươi, thắm tình quân dân.
Sôi nổi ngày hội “Bánh chưng Vân -Tết sum vầy” tại Hiệp Hòa
(BGĐT) - Ngày 8 -1, tại Quảng trường Trung tâm thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện phối hợp tổ chức Ngày hội “Bánh chưng Vân - Tết sum vầy” năm 2020. Đến dự có đại diện Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và đông đảo nhân dân các xã, thị trấn trong huyện.
Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang: Gói bánh chưng tặng bệnh nhân nghèo
(BGĐT) Ngày 8-1, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang) tổ chức chương trình “Gói bánh chưng xanh - ấm lòng ngày Tết” tặng bệnh nhân nghèo đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Bắc Giang nhân dịp Tết Canh Tý 2020.
Bánh chưng Vân được nhiều người ưa chuộng
(BGĐT) - Theo bà Bùi Thị Lộc, Hội trưởng Hội Bánh chưng xã Hoàng An, từ đầu tháng đến nay, mỗi ngày các thành viên trong Hội cũng sản xuất từ 7000-8000 chiếc bánh chưng cung cấp ra thị trường.

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...