Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Phong tục tập quán
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Độc đáo lễ hội cầu mùa của người Dao Sơn Động

Cập nhật: 09:56 ngày 17/05/2019
(BGĐT) - Trong các dân tộc sinh sống ở huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang), đồng bào dân tộc Dao có những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố… Đặc biệt, lễ hội cầu mùa (chầu nhẩn) - lễ hội dân gian mang sắc thái tín ngưỡng văn hoá đặc trưng tiêu biểu còn được duy trì đến ngày nay.

Lễ hội cầu mùa của người Dao nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, là dịp để tạ ơn trời đất, các vị thần linh đã ban cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo thông lệ, hội cầu mùa được tổ chức ba năm một lần ở cạnh bản- nơi có miếu thờ Thổ công. 

{keywords}

Sân khấu hóa lễ hội cầu mùa của đồng bào dân tộc Dao.

Trước ngày hội, mọi người tu sửa, dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên, miếu thờ sạch sẽ. Lễ vật dâng cúng tế do các gia đình trong bản đóng góp gồm một con gà, chai rượu, bát gạo, tiền lễ thành tâm. Trưởng bản và già bản là người có trách nhiệm chính lo liệu mọi công việc khi lễ hội diễn ra.

Nghi lễ cúng tế trong lễ hội diễn ra trang nghiêm, các thầy cúng được mời đến thực hiện nghi lễ theo phong tục. Mỗi thầy làm một nhiệm vụ riêng. Thầy gọi Ngọc Hoàng, thầy gọi Thần đất để chứng giám, một thầy nhảy múa đánh nhạc cụ. Khi thực hiện nghi lễ phải có dụng cụ dao, búa, cuốc, liềm… những đồ dùng gắn với đời sống nông nghiệp của đồng bào. 

Thầy cúng thông qua bài văn cúng, nội dung đại thể cầu xin Ngọc Hoàng, cầu xin Bàn Cổ, xin ông Thổ công của làng bản giúp cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt; cầu cho mọi người dân trong thôn bản bình an, mạnh khoẻ, có bát cơm để ăn, tấm áo đẹp để mặc, con trâu, con bò, lợn, gà, nhanh lớn. Trẻ em được đến trường lấy cái chữ về bản.

Trong lễ hội cầu mùa, thầy cúng dùng lối hát nghi lễ, một trong những làn điệu dân ca Páo dung để điều hành nghi lễ. Những câu hát nghi lễ cung kính, trang nghiêm, thầy cúng thay mặt dân bản gửi lời cầu nguyện của con cháu đến tổ tiên và các vị thánh thần về chứng kiến buổi lễ. 

Lễ cúng diễn ra liên tục trong suốt thời gian lễ hội. Thầy cúng đọc truyện Bàn Hồ- một truyện thơ dân gian kể về nguồn gốc của người Dao cho mọi người dự hội cùng nghe để biết nhớ về nguồn cội. Theo phong tục, trong khi các thầy cúng làm việc, mọi người phải ăn chay để tỏ lòng tôn kính tổ tiên và các bậc thánh thần.

Giữa không gian bình yên của núi rừng Sơn Động, lời ca Páo Dung ngọt ngào, da diết bay bổng hoà quyện cùng tiếng kèn trầm ấm lan toả vào không gian của núi rừng, khiến lễ hội cầu mùa của người Dao có nét đặc trưng riêng mà ai đã đến tham dự khó có thể quên.

Lễ hội cầu mùa không chỉ có người Dao trong các bản mà còn có nhiều đoàn khách thập phương đến dự hội nên rất đông vui. Ở lễ hội cầu mùa của người Dao còn có lệ hát mời rượu, hát bốn mùa... Đặc biệt là hát đố thể hiện tư duy, trí thông minh, kinh nghiệm của người Dao trong đời sống hằng ngày rất rõ. Họ đố nhau về thời tiết trong năm, đố về con vật, các loài hoa, về bốn mùa… Lời hát súc tích, đòi hỏi bạn hát phải nhanh nhạy và có sự hiểu biết mới ứng đối kịp thời.

Cùng với lời ca Páo Dung, trong lễ hội cầu mùa của người Dao còn có múa cầu mùa. Nhóm múa có 16 người, 8 nam, 8 nữ múa theo vòng tròn. Nam cầm gậy dài, nữ cầm giỏ đựng hạt giống, vừa múa vừa làm động tác gieo hạt, miêu tả hạt nảy bông sai trái. 

Giữa không gian bình yên của núi rừng Sơn Động, lời ca Páo Dung ngọt ngào, da diết bay bổng hoà quyện cùng tiếng kèn trầm ấm lan toả vào không gian của núi rừng, lòng người khiến lễ hội cầu mùa của người Dao có nét đặc trưng riêng mà ai đã đến tham dự khó có thể quên. 

Lễ hội cầu mùa của đồng bào dân tộc Dao ở Sơn Động thể hiện rõ tính giáo dục, sự kế thừa những tinh hoa văn hoá và ý thức cội nguồn của dân tộc. Đó là nét đẹp văn hoá trong đời sống của đồng bào các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy.

Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao, xã Tuấn Mậu
(BGĐT) - Xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có hơn 3 nghìn nhân khẩu, trong đó phần lớn là người dân tộc Dao Thanh Phán sinh sống dưới chân núi, phía trên đỉnh là chùa Đồng thuộc khu di tích Yên Tử. Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là lễ cấp sắc.
 
“Lò” đẩy gậy của thầy - trò vùng cao Sơn Động
(BGĐT) - Thành lập cuối năm 2014, CLB đẩy gậy Trường THPT Sơn Động số 3 trở thành nơi tập hợp, đào tạo nhiều VĐV xuất sắc cho huyện Sơn Động nói riêng và thể thao Bắc Giang nói chung.
 
Tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc tại địa phương
(BGĐT)- Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Bắc Giang, sáng 7-5, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo T.Ư về thực hiện công tác dân tộc do đồng chí Bùi Tuấn Quang, Phó trưởng Ban Dân vận T.Ư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư làm trưởng đoàn đã làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành T.Ư (khóa IX) về công tác dân tộc.
 
Củng cố khối đoàn kết, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc
(BGĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ MTTQ từ huyện đến cơ sở, đồng tình ủng hộ của nhân dân trong huyện và những người con quê hương sống xa quê, MTTQ các cấp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là một trong những đơn vị có nhiều hoạt động nổi bật, hiệu quả của tỉnh.
 
Đồng Ngọc Dưỡng
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...