Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Tư liệu Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngôi cổ tự thờ Trúc Lâm Tam Tổ

Cập nhật: 07:58 ngày 15/02/2019
(BGĐT)- Chùa Bảo An (Minh Kính tự), thuộc xã Cương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Do nằm trong hệ thống di tích   Tây Yên Tử, có vị trí  gần bến sông Lục Nam, kề bên trục đường 293 nên chùa là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong hành trình du lịch về miền đất Phật Yên Tử. 

Chùa Bảo An được xây dựng từ thời Lê, năm 1710 đã được tu sửa. Văn tự trên bia đá “Hậu Phật bi ký” niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46 (1785) cho biết: Năm Canh Dần (1710), nhà sư hưng công xây dựng Tiền đường, Thượng điện, cùng tạo dựng tượng A Di Đà toàn kim lộng lẫy, xây lại Tam quan, Nghi môn tề chỉnh. Năm Bính Thân (1776) sư 70 tuổi nhưng luôn quan tâm tới sự hưng thịnh của bản tự. Năm Ất Tỵ (1785) tháng 3, ngày 15 đạo tràng xây dựng bảo tháp cạnh chùa…

Trải qua hơn ba trăm năm, công trình đã qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo. Và hiện nay cơ bản mang nét kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XIX, một số pho tượng Phật, đồ thờ mang phong cách thời Lê thế kỷ XVIII. Là một trong những ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, chùa Bảo An thờ Tam Tổ Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

{keywords}

Ba pho tượng Tổ Trúc Lâm, chùa Bảo An (hàng trên cùng)

Sử sách chép rằng, sau khi rời bỏ ngai vàng, vua Trần Nhân Tông lập ra thiền phái Trúc Lâm. Khi đó, Trần Nhân Tông đã chủ trương chuyển đạo Phật về gần dân, với quan niệm “Phật tức Tâm - Tâm tức Phật”. Ngoài những mùa kết hạ, vua Trần Nhân Tông còn về nhiều nơi để truyền đạo và đi vân du hoàng đạo. Cùng với việc khẳng định vị trí vai trò của Thiền phái Trúc Lâm, thời Trần và các giai đoạn sau này trên các đỉnh núi cao thuộc địa phận Bắc Giang đã xuất hiện nhiều ngôi chùa cổ như: Am Vãi, Bình Long, Hồ Bấc, Mã Yên… Chùa Bảo An tuy xuất hiện muộn hơn (thời Lê) nhưng lại là sự tiếp nối liên tục cho sự hưng thịnh và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Giang.

Là chùa cổ có cảnh đẹp, phía trước chùa, hai ngọn tháp gạch cổ, nơi yên nghỉ của sư tổ được tán lá của hai cây đại cổ thụ tỏa bóng mát. Vườn chùa phủ màu xanh của lá, mùi hương hoa cỏ toả ngát bốn mùa. Nhiều cây cổ thụ trong khuôn viên chùa là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển lâu đời của ngôi cổ tự này. Chùa Bảo An hiện có các hạng mục công trình: Toà Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách và 2 ngọn tháp gạch cổ, tất cả toạ lạc trên khuôn viên rộng 10.700m2, quanh chùa được bao bọc bởi tường đá rêu phong cổ kính.

Toà Tiền đường và Phật điện có kết cấu liên hoàn theo kiểu chữ đinh. Tiền đường 5 gian xây bít đốc, kết cấu kiến trúc vì mái gỗ lim, liên kết theo kiểu thượng con chồng, hạ kẻ đón, các cấu kiện chạm khắc hình hoa lá mang phong cách thời Nguyễn thế kỷ XIX. Toà Thượng điện 3 gian, khung liên kết gỗ đã ngả màu thời gian, trong bài trí đầy đủ hệ thống tượng Phật.

Nhà Tổ phía sau toà Tam bảo, đây là nơi bài trí tượng thờ Tam Tổ Trúc Lâm. Cả ba pho tượng được tạo tác đẹp quy chuẩn, tượng Trần Nhân Tông ngồi toạ thiền trên bệ gỗ ở giữa, hai gối mở rộng, tượng được sơn thếp phấn hồng. Tượng Pháp Loa ngồi trợ thủ bên trái, tượng Huyền Quang ngồi bên phải. Ngoài hệ thống tượng Phật đẹp, kiến trúc cổ kính, chùa Bảo An còn lưu giữ được một số đồ thờ và di sản Hán- Nôm đã tồn tại hàng trăm năm như: Lư hương, chuông đồng “Minh Kính tự chung”, bia đá “Hậu Phật bi ký”, tháp cổ….

Hằng năm, hội chùa được tổ chức ngày 18, 19, 20 tháng 3 Âm lịch với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Cùng với nhiều điểm di tích khác bên sườn Tây Yên Tử ở Bắc Giang, chùa Bảo An sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách gần xa.

Sẵn sàng khai hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Yên Tử
(BGĐT) - Ghi nhận vào ngày 13-2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang), công tác chuẩn bị cho Lễ khai hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch đang diễn ra gấp rút, các khâu công việc cơ bản hoàn thành. Đông đảo người dân, du khách từ các địa phương trong và ngoài tỉnh đã đến với lễ hội.
 
Dấu ấn Tây Yên Tử
(BGĐT) - Sườn Tây dãy núi Yên Tử trải dài qua nhiều huyện của tỉnh Bắc Giang gắn với con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
 
Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông Lễ hội Tây Yên Tử
(BGĐT) -Ngày 12 - 2, Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khảo sát thực tế và triển khai công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông phục vụ lễ khai hội Xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” năm 2019 diễn ra từ ngày 14 đến 24 -2.
 
Khắc họa không gian văn hóa Tây Yên Tử
(BGĐT)- Chỉ còn ít ngày nữa, Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019 sẽ diễn ra. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bắc Giang tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch, chính vì vậy, các huyện, TP, sở, ngành liên quan đang tích cực chuẩn bị cho lễ khai hội. 
 
Vận hành cáp treo Tây Yên Tử, khách lên chùa Đồng tăng mạnh
Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, từ mùng 1 Tết đến nay, đã có trên 150.000 du khách, tăng ni, phật tử đến với Yên Tử. Trong đó, có ngày, lượng khách đổ về lên tới 3 vạn người, khiến chùa Đồng liên tục tắc nghẽn.
 
Dấu ấn Phật hoàng bên sườn Tây Yên Tử
(BGĐT) - “Tây Yên Tử” là địa danh chỉ báo không gian văn hóa nằm ở sườn phía Tây cánh cung Đông Triều, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Địa danh/thuật ngữ này mới xuất hiện từ khi các cán bộ của Bảo tàng Bắc Giang công bố sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra, khảo sát các ngôi chùa cổ trên núi Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang” năm 1998.
 

Đồng Ngọc Dưỡng 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...