Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

eMagazine
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chương trình hành động của ứng cử viên ĐBQH khóa XV Nguyễn Thị Nhung

Cập nhật: 09:49 ngày 13/05/2021
 
{keywords}
{keywords}

Bà Nguyễn Thị Nhung

Sinh năm 1972

Chức vụ: Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Huyện ủy Hiệp Hòa

Tôi nhận thức sâu sắc rằng, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; có quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khóa XV, tôi xin dự kiến chương trình hành động như sau:

Một là, với cương vị Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Huyện ủy; với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn gần 30 năm công tác trong lĩnh vực dân vận, tôi sẽ tích cực nghiên cứu, phân tích thông tin, cân nhắc đánh giá và tham gia đóng góp có chất lượng vào các dự luật, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hai là, tập trung nghiên cứu, nắm chắc tình hình KT-XH, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung, các huyện nơi tôi ứng cử nói riêng để có những đề xuất, kiến nghị hiệu quả nhất. Qua đó, vừa là cơ sở cho việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, quyết định những vấn đề chung quan trọng của đất nước, vừa thay mặt cử tri và nhân dân nơi tôi ứng cử đề đạt và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

Ba là, nếu trúng cử là ĐBQH khóa XV, tôi sẽ tập trung nghiên cứu tham gia ý kiến với Quốc hội có quyết sách ở một số nội dung trọng tâm trên lĩnh vực KT-XH mà cử tri quan tâm, đó là: Đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả hơn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững; cơ chế bảo đảm tiêu thụ các sản phẩm của nông dân; các giải pháp thực hiện tốt chính sách đất đai, tài nguyên, môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, vùng khó khăn; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, y tế, văn hóa; cơ chế chính sách bảo đảm an sinh xã hội, trọng tâm là thực hiện chính sách đối với người có công, người nghèo, trẻ em, người già, người tàn tật; các giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận của Đảng, của hệ thống chính trị trên các lĩnh vực: Phát triển KT-XH, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; xây dựng đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới; công tác giải phóng mặt bằng…

Bốn là, tích cực đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân. Tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hoạt động có hiệu quả; các giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Năm là, tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội, cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhân dân, với cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri; sẵn sàng tiếp bất cứ cử tri nào khi có yêu cầu để phản ánh, kiện nghị; tôn trọng và lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của cử tri để phản ánh đầy đủ, trung thực với Quốc hội và đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề cư tri quan tâm một cách có hiệu quả nhất; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cử tri với Quốc hội.

Sáu là, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Có ý thức trách nhiệm tiếp công dân, khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân thì nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời và thông báo cho người có kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đồng thời có trách nhiệm đôn đốc theo dõi việc giải quyết và yêu cầu người có thẩm quyền thông báo kết quả. Khi cần thiết sẽ chất vấn các cá nhân đứng đầu các cơ quan nhà nước về những vấn đề mà cử tri và nhân dân yêu cầu, kiến nghị. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, sẽ yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan có những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...