Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

eMagazine
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mùa vải thiều năm 2021- Cái khó càng thêm ló cái khôn

Cập nhật: 09:52 ngày 02/07/2021
 
{keywords}
{keywords}
Xin đồng chí đánh giá khái quát về kết quả vụ vải năm nay?

Đồng chí Phan Thế Tuấn: Đến thời điểm hiện tại, vải thiều của tỉnh cơ bản được tiêu thụ hết, với sản lượng tiêu thụ đạt hơn 210 nghìn tấn. Mùa vải thiều năm nay có sản lượng, chất lượng cao nhất trong những năm gần đây. Sản lượng tiêu thụ vượt mục tiêu so với kế hoạch, kịch bản ban đầu đề ra. Chất lượng quả vải được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá rất cao, ủng hộ đón nhận và tiêu thụ hết sức thuận lợi ở cả trong và ngoài nước. Kết quả này vượt kỳ vọng, mục tiêu Bắc Giang đặt ra.

{keywords}
Trước những khó khăn do dịch, tỉnh đã có sự chủ động như thế nào thưa đồng chí?

Đồng chí Phan Thế Tuấn: Dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Giang đối mặt với việc không những phải bảo vệ vùng vải thiều bảo đảm chất lượng mà cần có giải pháp cấp bách, kịp thời tiêu thụ. Do vậy, đối với công tác chỉ đạo sản xuất, Bắc Giang đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất vải an toàn- không Covid 19, vùng trồng vải an toàn; tập trung chỉ đạo khâu sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng mã vùng trồng cụ thể và hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Tỉnh cũng sớm xây dựng Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều ngay từ đầu vụ với 3 kịch bản, phương án tiêu thụ cụ thể, điều hành hết sức linh hoạt các kịch bản đó. Do vậy, vải thiều đã tiêu thụ thuận lợi ở cả trong và ngoài nước. Trong đó, Bắc Giang chủ động khơi thông các thị trường đã có ở trong và ngoài nước.

{keywords}

Đối với thị trường nước ngoài, tỉnh cũng sớm kết nối với các Tham tán thương mại của tất cả các nước trên thế giới; mở rộng một số thị trường Nhật Bản, Úc, khu vực Trung Đông, EU, Đông Nam Á, Hồng Kông, Ma Cao…

Tỉnh tổ chức thành công hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều từ Bắc Giang đến 29 điểm cầu trong nước và quốc tế. Qua đó, triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh. Bắc Giang chủ động kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương “mở luồng xanh” cho phép xe chở vải thiều được lưu thông nhanh chóng qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi có giấy xác nhận an toàn Covid-19; đề nghị các bộ, ngành T.Ư và các tỉnh, TP trong cả nước hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp, kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, TP tích cực tham gia tiêu thụ nông sản của Bắc Giang.

{keywords}

Tỉnh Bắc Giang chủ động gửi thông điệp tới các cơ quan báo chí truyền thông, người tiêu dùng “nói không với giải cứu vải thiều” mà cần sự chung tay, giúp sức lan tỏa giá trị của trái vải thiều Bắc Giang. Bởi vì chất lượng nông sản này đã được khẳng định vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe vào nhiều thị trường khó tính và tỉnh có sự chủ động trong các phương án tiêu thụ.

{keywords}

Lần đầu tiên, vụ vải này tỉnh thành lập các tổ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại Lào Cai, Lạng Sơn; thông tin đường dây nóng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ để vải thiều thông thương nhanh chóng…

Như vậy, Bắc Giang đã có sự chủ động rất cao đối với vụ vải năm nay, không chỉ kêu khó mà đưa ra ngay những giải pháp tháo gỡ trong từng tình huống.

{keywords}
Đồng chí đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của các bộ ngành TƯ, tỉnh bạn, tập đoàn và các sở ngành, tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ thu hoạch, kết nối vận chuyển tiêu thụ vải thiều năm nay?

Đồng chí Phan Thế Tuấn: Chưa năm nào Bắc Giang nhận được sự quan tâm của cả nước như vụ vải năm nay. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên Bắc Giang nhận được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Cùng với chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ còn thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh Bắc Giang; đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT… đã về làm việc trực tiếp với tỉnh nhằm động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều.

{keywords}

Cùng với đó, được sự giúp đỡ của Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên chính thức phân phối trên cả 7 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và quốc tế, bao gồm: Alibaba, Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Postmart, Lazada… với giá ưu đãi và chuyển phát nhanh toàn quốc thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” của Bộ Công Thương do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì.

{keywords}

Các bộ, ngành, địa phương đã tạo “luồng xanh” cho xe vải thiều, bảo đảm vải thiều lưu thông thuận lợi.

Năm nay, hãng hàng không: Bamboo Airways, Vietjet Air, Vietnam Airlines hỗ trợ vận chuyển vải thiều Bắc Giang với nhiều chính sách ưu đãi, thậm chí dành các chuyến bay chỉ vận chuyển riêng vải thiều của Bắc Giang. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các ngành, đoàn thể địa phương… cũng ký kết chung tay hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang.

Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương, các doanh nghiệp, đoàn thể, người dân vào cuộc, Bắc Giang đã có vụ vải thiều được mùa, được giá trong đại dịch.

{keywords}

Qua vụ vải này, Bắc Giang rút ra bài học kinh nghiệm gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Phan Thế Tuấn: Bắc Giang đặc biệt coi trọng chất lượng, phẩm cấp của sản phẩm đây là yếu tố sống còn, duy trì chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ một cách bền vững. Do đó, cả hệ thống chính trị và người dân trồng vải thiều tỉnh Bắc Giang đều thấm nhuần, và thống nhất chung một ý chí, hành động từ sản xuất chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị cao. Có như vậy thì chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ mới bền vững.

{keywords}

Đi cùng với quá trình sản xuất thì cần làm tốt tác dự báo thị trường; từ đó cần chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ cho từng loại nông sản và điều hành linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể để phân khúc thị trường một cách hợp lý và tiêu thụ tốt cho thị trường trong và ngoài nước.

{keywords}

Trong công tác tiêu thụ cần thực hiện đa phương thức; chú trọng đến thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Qua kinh nghiệm của tiêu thụ vải thiều, thị trường trong nước mà được khai thác tốt có ý nghĩa lớn trong tiêu thụ, do đó năm 2021 trong bối cảnh rất khó khăn của dịch covid 19 đã tiêu thụ hơn 60% sản lượng tiêu thụ vải thiều (cộng hưởng với những kết quả đó Bắc Giang đã tiêu thụ hơn 20.000 tấn dứa, hơn 18.000 tấn dưa; hơn 25.000 tấn rau...). Cùng với đó thực hiện đa phương thức trong việc bán hàng và khơi thông cả thị trường trong và ngoài nước; cũng như thực hiện bán hàng theo phương thức hiện đại trên nền tảng online, các kênh thương mại điện tử.

{keywords}

Ảnh 1: Vải thiều Bắc Giang có mặt tại Nhật Bản. 

Ảnh 2: Vải thiều có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị trong nước.

Ảnh 3: Lần đầu tiên vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang Hà Lan.

Chuẩn bị tốt các điều kiện hậu cần logistic, kho bãi, điện, nước, ngân hàng... phục vụ trong quá trình tiêu thụ.

Cuối cùng một trong những bài học rất sâu sắc mà Bắc Giang nhận thấy rằng: Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, hỗ trơ, cổ vũ, động viên, chia sẻ kịp thời của T.Ư, của các tỉnh, TP trong cả nước, đơn vị cá nhân, cơ quan truyền thông của cả nước đã mang lại sự thành công cho vụ vải thiều năm 2021.

{keywords}

Anhr1: Một điểm thu mua vải tại huyện Lục Ngạn.

Ảnh 2: Vườn vải chăm sóc theo quy trình GlobalGAP.

Ảnh 3: Chuẩn bị đưa vải đến điểm cân.

Ảnh 4: Vải sớm Tân Yên được trưng bày tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

{keywords}

Để tiếp nối thành công sản xuất và tiêu thụ vải năm nay, Bắc Giang sẽ chỉ đạo, thực hiện ưu tiên cho cây trồng và xuất khẩu sản phẩm này như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Phan Thế Tuấn: Như đã nói ở trên, vụ vải thiều năm nay rất khác biệt. Bên cạnh sự chung tay của cả hệ thống chính trị thì vải thiều Bắc Giang được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận trong đại dịch là do chất lượng vượt trội. Minh chứng là dù có nhiều loại trái cây cùng thu hoạch vào thời điểm vải chín nhưng người tiêu dùng vẫn chọn vải thiều. Do đó, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Cùng với đó là đẩy mạnh kênh thương mại điện tử, đa dạng kênh bán hàng mới, khơi thông tất cả các thị trường trong và ngoài nước.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

{keywords}
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...