Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

eMagazine
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Báu vật dưới chân núi Dành

Cập nhật: 20:30 ngày 20/09/2021
 
sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Vùng núi Dành - nơi có huyền tích về loài dược liệu quý. Theo các cụ cao niên, núi Dành xưa kia có tên là núi Chung Sơn, thuộc địa phận của hai xã Liên Chung và Việt Lập. Tương truyền rằng có thời kỳ mẹ vua Tự Đức bị lòa mắt, nhiều thuốc thang chữa trị mà vẫn không khỏi, năm đó may nhờ có sâm Núi Dành mà mắt bà sáng lại, từ ấy sâm nam Núi Dành trở thành sản vật quý tiến vua hàng năm. Bởi vậy, báu vật được nhiều người săn tìm và trở nên hiếm.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Những tưởng đây chỉ là câu chuyện dân gian. Thế nhưng, trong sách “Đại Nam nhất thống chí”, có ghi: “Tên nỏ sản xuất tại Yên Thế. sâm nam sẵn ở đỉnh núi Chung Sơn. Cỏ thi cũng có ở Chung Sơn”. Mà núi Chung Sơn được nhắc tới chính là Núi Dành, nay phần lớn thuộc xã Liên Chung và phần còn lại thuộc địa phận xã Việt Lập, huyện Tân Yên. Da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt. Điều này cho thấy sản vật này từng vang danh từ hàng trăm năm trước.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Đến năm 2010, cây duy nhất còn sót lại đã được phát hiện tại khu vườn nằm dưới chân núi Dành của gia đình ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen. Trước kia, bà ngoại của ông khi còn sống là người thường lên núi Dành đào dược liệu. Cụ chính là người có công đưa sâm nam về trồng trong vườn nhà. Còn nhớ về loại cây tiến vua do ông, cha kể lại, ông Đăng đã tận tụy chăm sóc và bảo tồn cây quý này. Cây sâm nhỏ nay đã phát triển, lan rộng cả chục mét vuông.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên
sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Thời gian qua, được sự quan tâm của nhà nước, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về sâm nam núi Dành được các đơn vị tích cực thực hiện, mang lại hiệu quả cũng như nhiều thông tin quan trọng, hữu ích về giống sâm này trong công rác bảo tồn cũng như phát triển.

Năm 2012, Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường huyện Tân Yên thực hiện đề tài khoa học: "Bảo tồn và nhân giống sâm nam núi Dành". Đến năm 2015, Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao (Viện Di truyền nông nghiệp) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm nam núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” tại vườn nhà ông Đăng.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Qua nghiên cứu cho thấy nhóm chất chính trong loài cây dược liệu này là saponin, flavonoid (hoạt chất chống lão hóa), acid hữu cơ, acid amin... Hàm lượng saponin của cây này tương đương với sâm Hàn Quốc và chỉ đứng sau sâm Ngọc Linh - loại sâm quý hiếm nhất thế giới.

Sâm nam núi Dành thuộc loại dây leo, bò như khoai lang, sinh trưởng chậm. Lúc đầu, việc nhân giống rất khó khăn. Mỗi khi thân cây dài chừng một gang tay thì sinh thêm một đốt, đốt ấy mọc rễ sau vài năm sẽ thành gốc mới. Đến nay, nhờ khoa học và công nghệ đã thực hiện thành công nuôi cấy giống bằng mô nên việc nhân giống không còn trở ngại.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Năm 2020, để thuận tiện cho việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm, một số hộ dân đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, tiêu thụ sâm nam núi Dành. Bây giờ ở Việt Lập có hàng chục gia đình trồng, diện tích mở rộng lên gần 6 ha. Không ít hộ đã có thu nhập từ hàng chục triệu đến trăm triệu đồng từ báu vật này. Tới đây, HTX sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 20 ha, góp phần bảo tồn nguồn gen quý, tạo thu nhập cho bà con. Những diện tích trồng cây khác cho thu nhập thấp sẽ chuyển đổi sang trồng sâm… nhằm bảo đảm sản lượng cung cấp cho nhu cầu thị trường rất lớn, đầy tiềm năng.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Bà Thân Thị Tách là chủ hộ đã có kinh nghiệm bảo tồn và phát triển giống cây này ở thôn Đồng Sen cho biết, trước đây gia đình chủ yếu trồng lúa và rau màu, giá trị kinh tế không cao. Năm 2013, bà trồng thử nghiệm giống sâm nam trên mảnh vườn ở chân núi Dành. Loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng đã cho hiệu quả cao, từ đó được nhân rộng.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Hiện nay, vườn của gia đình bà Tách có gần 8.000 gốc sâm, phát triển rất tốt, cho năng suất cao. "Vụ sâm trước đây, mặc dù gia đình trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ nhưng cũng cho thu hơn 2 tạ củ tươi. Với bán giá 2 triệu đồng/kg, tôi thu về khoảng 400 triệu đồng. Cũng từ cây sâm đã giúp gia đình xây dựng được ngôi nhà khang trang", bà Tách vui mừng chia sẻ.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ đưa sản phẩm sâm nam núi Dành vào diện bảo hộ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ. Qua quá trình nghiên cứu chất lượng, lập hồ sơ đề nghị, tháng 8 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 3228/QĐ-SHTT ngày 2/8/2021 cho sản phẩm sâm nam núi Dành. UBND huyện Tân Yên được ủy quyền thực hiện việc đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Được biết đây là hình thức bảo hộ cao nhất cho sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý. Ở Bắc Giang, đến tháng 9/2021 chỉ có 3 sản phẩm được cấp bảo hộ này. Chỉ dẫn địa lý “sâm nam núi Dành” là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của báu vật này, khẳng định thương hiệu, góp phần quảng bá, bảo vệ giống cây quý, mở rộng thị trường tiêu thụ.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên
sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Theo ông Ngô Chí Vinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, việc sản phẩm của địa phương được bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa to lớn góp phần nâng cao vị thế, danh tiếng, uy tín và sức cạnh tranh với nông sản cùng và khác loại. Đồng thời củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm này; thúc đẩy quá trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trồng sâm nam ở huyện Tân Yên.

Sâm nam núi Dành được bảo hộ sẽ khuyến khích người dân thành lập các nhóm, đội, hiệp hội sản xuất, kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và phát triển chỉ dẫn địa lý.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên
sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Ngay khi báu vật được bảo hộ, UBND huyện Tân Yên đã có nhiều chương trình, kế hoạch và chính sách bảo tồn để giữ gìn và phát triển loài cây này. Bà Đào Thị Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, huyện đã quan tâm chỉ đạo thành lập HTX để dễ dàng tổ chức sản xuất, liên kết, tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu sâm nam núi Dành.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên

Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã tham mưu, làm tốt công tác quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất dược liệu gắn với tiềm năng, lợi thế của địa bàn từ nay đến năm 2030, trong đó có phát triển sâm nam núi Dành tại xã Liên Chung và Việt Lập; lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất sâm.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên
{keywords}

Được biết, để bảo tồn giống sâm quý và phát huy lợi thế chỉ dẫn địa lý, huyện Tân Yên sẽ sớm ban hành và thực hiện tốt các quy chế quản lý và phát triển bảo hộ này; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết, sản xuất và tiêu thụ gắn liền với truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh áp dụng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng.

Với lợi thế đang có cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, chắc chắn thương hiệu sâm nam núi Dành ngày càng vươn xa.

sâm nam núi dành, báu vật núi dành, sâm nam núi dành chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sâm nam núi dành, sâm tân yên
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...