Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

eMagazine
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại cơ sở khám, chữa bệnh

Cập nhật: 16:16 ngày 24/06/2022
 
{keywords}
Kim Hiếu - Hoài Thu
Ngọc Nhi

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được nhiều người sử dụng do tính nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Phục vụ công tác chuyển đổi số, ngành y tế Bắc Giang đang đẩy mạnh tuyên truyền, nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ này trong thanh toán các dịch vụ y tế.

{keywords}

Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt là giảm thời gian chờ và hạn chế rủi ro. Thay vì xếp hàng đến lượt thanh toán thì sau khi có thông tin về viện phí, bệnh nhân chỉ cần thao tác bằng tài khoản ngân hàng trên điện thoại hoặc máy cà thẻ ngân hàng di động là nhanh chóng hoàn thiện thủ tục. Với những lợi ích đó, thời gian qua các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ y tế.

{keywords}

Khu vực thanh toán viện phí của Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn đều được dán số tài khoản của bệnh viện để người thân hoặc bệnh nhân tiện giao dịch không dùng tiền mặt. Ngoài ra, đơn vị còn bố trí 2 máy cà thẻ ngân hàng di động. Hình thức này giúp cho nhiều bệnh nhân, người thân có thể thao tác thanh toán trên tài khoản cá nhân qua điện thoại hoặc thẻ ngân hàng mà không phải mang theo nhiều tiền mặt.

{keywords}
{keywords}

Y tế được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.

Trong tháng 3 và 4/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai không thu tiền mặt đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà hướng dẫn người bệnh sử dụng hình thức chuyển khoản. Kết quả đã có khoảng 4 nghìn bệnh nhân tại các cơ sở thu dung điều trị Covid-19 thanh toán chi phí tiền ăn thông qua hình thức này. Ngoài ra, có một số trường hợp tạm ứng tiền viện phí bằng chuyển khoản. Tuy vậy so với con số trung bình mỗi năm có hơn 200 nghìn lượt bệnh nhân đến khám và khoảng hơn 40 nghìn lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện thì số giao dịch không dùng tiền mặt chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo bà Lại Thị Loan Thanh, Trưởng phòng Tài chính Kế toán (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang), nhiều gia đình vẫn sử dụng tiền mặt khi đi bệnh viện để thuận tiện nộp viện phí và mua sắm các đồ dùng thiết yếu khác trong quá trình điều trị.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Thông tin từ Sở Y tế, tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 17/18 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán viện phí và các giao dịch khác không dùng tiền mặt. Riêng Phòng khám Đa khoa Giao thông Vận tải chưa thực hiện do đơn vị mới chuyển từ Bộ Giao thông - Vận tải về trực thuộc Sở Y tế. 6 tháng đầu năm đã có 12 đơn vị phát sinh giao dịch với tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng, tỷ lệ 2,71%. Trong đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh có hơn 3,1 tỷ đồng; Trung tâm Y tế huyện Lục Nam hơn 390 triệu đồng; Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn 182 triệu đồng...

{keywords}

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở khám, chữa bệnh, ngành y tế đã tập trung triển khai các giải pháp thực hiện. Đồng thời quá trình thực hiện sẽ tập trung tháo gỡ một số khó khăn như: Hướng dẫn, khuyến khích người dân thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt; liên kết, tích hợp phần mềm quản lý bệnh viện với nội dung thanh toán để giảm thao tác thủ công; nghiên cứu, đề xuất kết cấu phí giao dịch trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Mới đây, UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế. Mục tiêu hết năm 2022 có ít nhất 50% cơ sở y tế trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức không dùng tiền mặt để thanh toán viện phí và các giao dịch khác. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt từ 50% trở lên.

{keywords}

Hướng dẫn người dân quy trình khám, chữa bệnh.

{keywords}

Thông tin về số tài khoản của cơ sở khám, chữa bệnh được niêm yết công khai.

{keywords}

Bố trí máy cà thẻ ngân hàng tại khu vực thanh toán viện phí, phục vụ chuyển đổi số.

Để hoàn thành mục tiêu này, theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Y tế, Sở đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể với từng phần việc. Trong đó yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho 3 trong 4 phương thức như: Mã QR, qua website, qua ứng dụng thanh toán trên điện thoại và máy cà thẻ di động; tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý bệnh viện, cơ sở y tế. 

Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trên địa bàn để kết nối hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm khám, chữa bệnh bảo đảm cơ sở hạ tầng thanh toán được thông suốt, đa dạng các loại hình và phương thức thanh toán điện tử. Cùng đó bố trí đầu mối, nhân lực để hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh sử dụng dịch vụ. 

Thời gian tới, Sở sẽ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng các nền tảng số y tế trong cán bộ, công chức, người lao động. Hằng quý, triển khai đánh giá, khen thưởng, xếp hạng các đơn vị thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.

{keywords}
{keywords}

Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt là nhiệm vụ khó, đòi hỏi quá trình thực hiện liên tục, lâu dài. Với quyết tâm cao của tỉnh, Sở Y tế đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, tăng tỷ lệ người dân tiếp cận với ứng dụng này. 

Chung tay thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, các ngân hàng xem xét giảm phí giao dịch cho các cơ sở khám, chữa bệnh và người dân để thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nền tảng xã hội như facebook, zalo... Bố trí cán bộ chuyên trách hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ sử dụng dịch vụ, trước mắt sẽ hướng đến nhóm bệnh nhân là người trẻ, có tài khoản ngân hàng và am hiểu về công nghệ thông tin.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Ngành y tế triển khai nhiều kỹ thuật cao, nâng chất lượng khám, chữa bệnh. 

Sở Y tế tiếp tục sử dụng hiệu quả các ứng dụng, phần mềm chuyên ngành: Tỷ lệ ký số đạt 100%; 100% cơ sở y tế áp dụng hệ thống cấp số thứ tự khám, chữa bệnh tự động; 80% trung tâm y tế tuyến huyện và 100% bệnh viện tuyến tỉnh ứng dụng phần mềm quản lý xét nghiệm; 100% cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh có điểm cầu truyền hình trực tuyến áp dụng hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, phục vụ giao ban trực tuyến. Tỷ lệ người dân trong tỉnh có hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử đạt gần 94%.

{keywords}

Từ nay đến hết năm 2022, Sở Y tế sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả một số mô hình KCB ứng dụng kỹ thuật cao đang thực hiện thí điểm như: Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Sản - Nhi Bắc Giang; KCB từ xa tại Trạm Y tế xã An Thượng (Yên Thế) và Việt Tiến (Việt Yên); ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh tại 9 trung tâm y tế tuyến huyện và 7 bệnh viện tuyến tỉnh. Triển khai nhân rộng những cách làm hiệu quả, hướng đến mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...