Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giải trí / Đọc-Nghe-Xem
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Rạp chiếu phim đóng cửa vì Covid-19: Cơ hội cho phát hành trực tuyến

Cập nhật: 08:34 ngày 31/03/2020
Đại dịch cúm virus Covid-19 đang vào đỉnh, cũng là lúc gần như mọi hoạt động của giải trí đều ở trong nhà, và lúc này dịch vụ giải trí trực tuyến, trong đó có các nền tảng xem phim trực tuyến, có mức tăng trưởng đáng kể.

Nhưng khi người dùng ồ ạt tìm đến ứng dụng xem phim online, thì thấy rõ sự thiếu vắng của phim Việt. Dường như các nhà làm phim Việt vẫn chưa kết nối với kênh phát hành tiềm năng này.

{keywords}

Phim Hai Phượng.

Ở Việt Nam, lượng người xem ở một số nền tảng video trực tuyến tăng đột biến kể từ khi dịch bệnh, và càng tăng cao ở thời điểm này, khi tất cả đều hạn chế ra đường. Sau Tết, tỷ lệ người truy cập hệ thống Fim+ tăng 56%, trong đó phim Việt, phim bộ cổ trang và phim hành động Âu Mỹ được xem nhiều nhất. Tại rạp chiếu, dù chưa có thống kê chính thức, nhưng sau khi hết tuần lễ Tết, cũng là khi dịch bệnh bắt đầu lan trong cộng đồng, thì các rạp cũng giảm dần cho đến không có khách xem.

{keywords}

Phim danh gia vọng tộc.

Phim “Bí mật của gió”, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, đã phải hoãn ra rạp. Buổi ra mắt phim bom tấn “Birds of Prey” ngày 4/2 ở TP Hồ Chí Minh cũng được tổ chức với quy mô nhỏ hơn nhiều phim trước của. Ngoài ra còn nhiều dự án phim ra mắt vào tháng 2- 3 cũng đều ngưng lại hoặc chiếu vài buổi rồi quá vắng khách mà tự rút ra khỏi rạp.

Cùng với xu thế giải trí của thế giới, khán giả Việt Nam cũng tìm đến các nền tảng giải trí trực tuyến; số người xem phim trực tuyến ngày càng nhiều, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh kéo dài. Theo khảo sát về truyền hình trực tuyến trong tháng 2/2020 của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me (Việt Nam), tần suất sử dụng truyền hình trực tuyến tăng do có đến 78% số người được khảo sát nói rằng họ giảm việc ra ngoài vui chơi.

{keywords}

Phim Ngôi nhà bươm bướm.

Ngoài YouTube, các nền tảng xem phim trực tuyến có bản quyền như FPT Play, MyTV, NetTV, Netflix, Fim+... ngày càng trở nên quen thuộc với người xem ở Việt Nam, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ...

Nhưng, phim Việt có rất ít trên các nền tảng này, trong danh sách chủ yếu là phim bộ Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc những bộ phim “bom tấn” của Hollywood. Mặc dù trong thời gian gần đây, từ 15/12/2019 Netflix đã bổ sung một số phim Việt như: “Sài Gòn anh yêu em”, “Em chưa 18”, “Hạnh phúc của mẹ”, “Lửa Phật”, “Hậu duệ mặt trời”, “Ngôi nhà bươm bướm”, “Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi”, “Siêu sao siêu ngố”, “Mẹ chồng”, “Về quê ăn tết”, “Hương Ga”, “Âm mưu giày gót nhọn”, “Cô dâu đại chiến”, Taxi em tên gì?”, “Thưa mẹ con đi”... nhưng vẫn còn quá ít so với nhu cầu thưởng thức phim Việt của khán giả.

Một điều đáng nói nữa, đa số phim Việt mới chỉ lên Netflix Việt Nam chứ chưa lên Netflix International. Nghĩa là Việt Nam hầu như vẫn chưa tiếp cận được nền tảng chiếu phim trực tuyến đang giữ vị trí quan trọng này. Việc đưa phim lên Netflix Việt Nam cũng rất lẻ tẻ, dù việc đưa phim lên các nền tảng chiếu phim trực tuyến đem lại nhiều lợi ích như tạo thêm một khoản lợi nhuận cho phim, giúp phim đến được với khán giả một lần nữa..., nhưng việc này xem ra hiện tại được rất ít đơn vị sản xuất hay phát hành phim trong nước quan tâm.

{keywords}

Em chưa 18.

Chỉ có một số ít phim được chào bán cho các nền tảng này trước khi phát hành ngoài rạp, như trường hợp của Hai Phượng, đa số còn lại đều là phim đã phát hành ngoài rạp hoặc chiếu trên truyền hình từ lâu. Trong khi đó, trước lợi nhuận khổng lồ từ lĩnh vực này, nhiều nền tảng đã chuyển hướng từ việc mua phim sang sản xuất phim để phát độc quyền. Chẳng hạn, Netflix cho biết sẽ chi từ 17 đến 18 tỷ USD cho việc sản xuất nội dung vào năm 2020, Fim+ cũng đang lên kế hoạch sản xuất các bộ phim độc quyền để công chiếu trên nền tảng trực tuyến...

Giải trí trực tuyến đã trở thành một xu hướng có tính toàn cầu, thậm chí là xu hướng nổi trội trong lĩnh vực phát hành phim. Các nhà làm phim Việt Nam cần nắm bắt xu hướng này để mang phim đến với khán giả nhiều hơn, nhất là khi việc đưa phim “ra rạp” đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm này.

Trọng Hiếu khiến khán giả thích thú khi cover ‘hit’ Ước gì của Mỹ Tâm
Trọng Hiếu đã đăng tải video cover bài hát "Ước gì" của nữ ca sĩ Mỹ Tâm. Trọng Hiếu tiết lộ anh đã biết và thuộc bài hát Ước gì từ rất lâu. Ngay cả bố anh cũng rất thích ca khúc này.
Thi tài năng diễn viên múa toàn quốc năm 2020
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) dự kiến tổ chức cuộc thi Tài năng diễn viên múa toàn quốc - 2020 vào tháng 10 tới tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Covid-19: Osad lan tỏa thông điệp ý nghĩa với MV 'Cô Na đi xa'
Thông qua ca khúc, Osad muốn gửi gắm thông điệp về sự tích cực và ý thức của người dân.
Dàn diễn viên 'Về nhà đi con' tập trung khẩn quay phiên bản mới
Diễn viên Bảo Thanh xác nhận "Về nhà đi con" quay phiên bản giới hạn nhưng chưa rõ khi nào sẽ lên sóng.
Bài hát lạc quan chống dịch Covid-19 của nhạc sĩ khiếm thị
Nhạc sĩ Thanh Bình đã sáng tác bài hát “Cười lên Việt Nam” như lời động viên cộng đồng, hãy lạc quan hơn để cùng vượt qua đại dịch Covid-19.

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...