Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Giáo dục
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Nghệ thuật xưng hô trong học đường

Cập nhật: 09:51 ngày 16/12/2014
Trường học là môi trường yêu cầu cần có sự giao tiếp chuẩn mực. Thế nhưng nhìn vào thực tế, ta vẫn thấy còn nhiều chỗ chưa ổn...
{keywords}

Xưng hô giữa giáo viên và học sinh cũng là cả một nghệ thuật.

Mỗi người một kiểu

Mặc dù khá khép kín nhưng môi trường học đường như một xã hội thu nhỏ, cũng phong phú về quan hệ giao tiếp. Trong các mối quan hệ ấy, giao tiếp giữa giáo viên (GV) và học sinh (HS) phải đặc biệt chú trọng.

Cách đây chưa lâu, ở một trường THPT tại Q.Tân Bình (TP.HCM), sau một tiết thao giảng cụm môn văn của cô giáo X, nhiều GV dự giờ đã trao đổi sôi nổi. Không phải về vấn đề nội dung bài giảng, phương pháp giảng, mà là về cách giao tiếp thật "khác thường" của cô X. Bởi khi phát vấn với HS xong, cô X thường kèm theo lời cám ơn với thái độ quá trịnh trọng: "Dạ!". Trong cuộc bàn luận có người cho như thế có thể chấp nhận vì nó làm trang trọng tiết giảng. Nhưng cũng có GV không đồng ý, vì lệch chuẩn. Xét cho cùng, cách xưng hô hạ mình như thế về vai GV là chưa phù hợp, quá "cường điệu" và hiếm gặp trong thực tế nhà trường.

Nhìn vào bức tranh chung có thể thấy sự muôn màu muôn vẻ trong giao tiếp ở học đường. Có nhiều GV mới ra trường, tuổi đời còn khá trẻ nhưng lại xưng với HS học THPT là "thầy/cô - con". Nhiều GV dạy ở cấp tiểu học, THCS, dù đã khá lớn tuổi thì lại có thói quen xưng hô HS bậc này là "tôi - anh/chị". Có nhiều người tự hạ mình xuống ngang hàng với HS khi gọi họ là "mình - các bạn". Một số GV vì nghĩ rằng để cho gần gũi thân mật, hoặc khi tức giận đã xưng hô "phá" chuẩn: "mày - tao"...

Cần có sự thuần nhất, hợp lý

Luật Giáo dục không có quy định cụ thể phải xưng hô như thế nào, bằng các từ ngữ gì với từng đối tượng nào... Mà luật có quy định người dạy học phải tôn trọng nhân cách người học. Sự tôn trọng ấy thể hiện cả trong việc xưng hô, giao tiếp. Như thế bản thân mỗi GV phải tự tìm cách giao tiếp cho thật sự sư phạm, cho phù hợp với từng đối tượng HS.

Xưng hô không chỉ là một hoạt động giao tiếp mà trong trường học nó còn thể hiện sự chuẩn mực, văn hóa - sư phạm và đặc biệt còn hàm nghĩa định danh đối tượng HS, đánh giá mức độ trưởng thành của họ. Nếu HS còn quá nhỏ tuổi mà xưng hô những từ "anh", từ "chị"... thì không ổn. Hoặc giả HS đã lớn tuổi như ở bậc THPT mà GV còn trẻ nhưng xưng "con", xưng "cháu" thì cũng không xong. Một đằng thì dễ cho HS ngộ nhận họ bị "chín non", một đằng thì ngầm từ chối khẳng định sự trưởng thành của họ.

Nếu chịu khó quan sát cách mà các soạn giả dùng các từ ngữ xưng hô với HS - đối tượng người học trong sách giáo khoa thì có thể thấy rất tinh ý, cân nhắc. Chẳng hạn, với sách giáo khoa THCS thì dùng từ xưng hô "em". Nhưng từ lớp 10 trở lên thì họ dùng cách nói "anh/chị".

Để chuẩn hóa việc xưng hô, giao tiếp với HS trong trường học, cần phải có một sự thuần nhất, hợp lý. Để làm được điều đó, hơn ai hết, tự bản thân của mỗi thầy cô giáo cần một chút chú ý, cân nhắc.

Tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Thế Truyền, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng tiếng Việt phong phú về các đại từ nhân xưng. Chính điều đó làm cho người sử dụng nhiều khi lệch chuẩn, nếu không có ý thức lựa chọn. Nhà trường là môi trường có hoạt động giao tiếp khá đặc biệt, cần chú trọng. Việc GV xưng hô như thế nào với HS là cả một nghệ thuật...

Theo TNO


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...