Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hy vọng và suy nghĩ từ một lễ tuyên dương

Cập nhật: 10:16 ngày 01/05/2017
Dù đã có lúc “vận mệnh nguy nan”, thậm chí đứng trước câu hỏi "Tồn tại hay không tồn tại?" trước Đề án tích hợp các môn học trong trường phổ thông, nhưng đến năm học này môn Lịch sử đã lấy lại được sức sống trong lòng các em học sinh. Và chúng ta có thể hy vọng về một thế hệ học sinh mới ngày càng yêu sử và giỏi sử.

{keywords}

Như đã diễn ra năm lần trước, Lễ Tuyên dương và Trao thưởng học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử lần thứ sáu được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ phát triển Sử học vừa tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Số học sinh được vinh danh năm nay tăng hơn năm trước (134 so với 133 học sinh năm 2016). Tính chung đã có 1.031 học sinh được nhận thưởng từ Quỹ phát triển Sử học. Trên diện rộng hơn, cùng với hoạt động tuyên dương và trao thưởng cho các học sinh đoạt giải thi sử quốc gia hằng năm, Quỹ phát triển Sử học vẫn duy trì việc trao học bổng cho sinh viên chuyên ngành lịch sử tại hầu hết các trường đại học, hỗ trợ tổ chức xuất bản cho một số công trình sử học có giá trị khoa học cao và tổ chức các hội thảo khoa học.


Lần tuyên dương và trao thưởng cho các học sinh giỏi sử năm nay diễn ra sau những tín hiệu vui từ thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đến chiều 16-4, trong số 690.000 hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, số thí sinh đăng ký dự thi khoa học tự nhiên chiếm hơn 38%, thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội chiếm gần 50%. Khác hẳn với những năm trước, tỷ lệ thí sinh chọn các môn khoa học xã hội thường ở mức thấp hơn. Môn Lịch sử được chọn nhiều nhất, so với các môn khác. Kết quả này khác hẳn hình ảnh đáng buồn và lo ngại các năm trước, khi mấy chục thày cô giáo ở một hội đồng thi chỉ “phải lo” cho một thí sinh thi sử.

Sự quan tâm tới môn Lịch sử trên diện rộng học sinh năm nay thể hiện qua những con số đã được thống kê. Nhìn sâu hơn vào những trường hợp cụ thể, suy nghĩ của các em về lịch sử và môn này cũng tỏ ra khá già dặn. Em Phạm Thị Mỹ Linh (Trường PTTH chuyên Hạ Long, Quảng Ninh), người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi Học sinh giỏi Sử quốc gia năm nay bày tỏ: “Chúng em hiểu rằng, việc học lịch sử rất quan trọng với sự hình hành và phát triển toàn diện nhân cách của mỗi người. Đặc biệt là thế hệ sau hiểu và trân trọng những hy sinh, mất mát đau thương của thế hệ cha ông để bảo vệ vững chắc nền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta ngày nay...”. “Em học sử không phải bằng cách học thuộc lòng, mà học bằng cách nắm được tinh thần cốt lõi của sự kiện, nhân vật, rồi dựng cho mình một bức tranh hiểu biết tổng thể...” – Mỹ Linh chia sẻ. Hy vọng những suy nghĩ đó của em sẽ lan tỏa rộng hơn tới những học sinh khác.

Khách quan và trung thực là hai điều cốt lõi làm cho sử học hấp dẫn. Sự hứng thú khi đọc, học sử cũng bắt nguồn từ đó. Và chúng ta thấy rằng, để gây dựng và đáp ứng được sự hứng thú đó còn cần nhiều thay đổi như: Cách đánh giá về ngành sử, triết lý “làm” sử, thay đổi hệ thống làm sách sử và dạy sử, cho đến những con người vận hành hệ thống đó, thay đổi phương pháp và phương tiện truyền tải tri thức lịch sử... Làm được như vậy chúng ta mới có thể có sách sử, truyện sử, phim sử hấp dẫn người học, người đọc, người xem, để có thể nâng tầm tri thức lịch sử cho mỗi học sinh cùng với xã hội cao thêm. Và cũng giúp cho việc học sử không phải bằng học thuộc lòng một cách phiền phức và vô ích như hôm nay. Để chúng ta và con em chúng ta hiểu và hành được cái “hồn cốt” của sử - trung thực và nhân văn.

Khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển, khoa học xã hội nhân văn càng cần thiết hơn để giữ gìn nền tảng cho sự phát triển xã hội bền vững, giúp cho con người làm chủ khoa học - công nghệ cao, có tri thức cao những vẫn có tâm hồn, tình cảm nhân văn, mà không biến thành người máy giữa thế giới những vật dụng tinh xảo mà vô hồn, vô cảm. Sử học và môn học Lịch sử có vai trò quan trọng để hình thành những điều đó.

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...