Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Công nghệ phục vụ trường học Phần Lan

Cập nhật: 15:57 ngày 12/05/2017
Các phương pháp dạy và học mới với sự trợ giúp của công nghệ đã và đang được áp dụng ở mọi cấp học ở Phần Lan, kể cả cấp mầm non.

{keywords}
Học sinh lớp 5 trường tiểu học Lauttasaari làm bài tập lịch sử trên máy tính xách tay. (Ảnh: Vân Anh)

Khi quan điểm giáo dục dịch chuyển từ thu thập thông tin sang mài giũa kỹ năng, các lớp học cũng thay đổi. Giáo viên không còn phải đứng trên bục giảng với phấn trắng bảng đen, vì việc dạy học đã được số hoá và máy tính hoá.

Ở nhiều lớp, trên bàn giáo viên có một chiếc camera kỹ thuật số để chiếu tài liệu trên bảng thông minh. Trong các tiết học cần thiết, học sinh được sử dụng máy tính bảng hoặc máy tính để làm bài tập.

Ở Khoa Giáo dục mầm non, Đại học Helsinki, sinh viên được học cách dạy trẻ sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng ngay từ nhỏ.

"Kỹ năng số hoá là một yếu tố quan trọng đối với tất cả mọi người, kể cả các bé học mẫu giáo. Trong tương lai, khả năng công nghệ là điều kiện sống còn, vì nó giúp cho con người có cuộc sống dễ dàng và nhiều thông tin hơn" - cô Heidi Sairanen, giáo viên mầm non tại Đại học Helsinki nói.

Khi tôi đặt câu hỏi, liệu việc cho trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ có khiến chúng bị "nghiện", ngồi lì trước màn hình, cô Sairanen khẳng định: "Các cô sẽ quyết định dùng công nghệ thế nào vì mục đích sư phạm. Tất nhiên chúng tôi có trao đổi với bố mẹ các em. Chúng tôi có các trò chơi trên máy tính và điện thoại cho các em để chơi mà học. Vấn đề không phải là dành bao nhiêu thời gian với thiết bị, mà là làm gì với nó".

Dạy lớp trẻ 4 tuổi, cô Sairanen không đặt ra mục tiêu trẻ cần phải hiểu hết mọi kỹ năng. Với phần mềm máy tính bảng, các cô giáo mầm non như cô Sairanen tự lên giáo án cho riêng mình như các bài nhạc, các đoạn video để kích thích trí sáng tạo của bọn trẻ.

Trong một giờ lên lớp, cô Sairanen dạy các bé cách chụp ảnh bằng điện thoại. Bài tập hôm đó yêu cầu các bé chụp ảnh người, nhưng riêng biệt phần đầu, thân và chân. Sau đó cô tạo thành một trò chơi khi xếp 3 chiếc điện thoại thẳng hàng, đoán xem ai là ai. Những hình người mới, đầu người này, chân người kia khiến các bé thấy rất thú vị.

Rất nhiều các tổ chức giáo dục và công ty sáng tạo về giáo dục ở Phần Lan đã cho ra đời nhiều dự án và sản phẩm đưa công nghệ vào trường học, giúp học sinh chơi mà học.

Bà Sanna Lukander, đồng sáng lập và là CEO của Học viện Vui vẻ (Fun Academy), đã kết hợp kinh nghiệm của hệ thống giáo dục ưu việt của Phần Lan và nền tảng trò chơi trên điện thoại di động của tổ chức này để xây dựng kỹ năng Học Vui, nhằm kích thích sự tò mò, sáng tạo của học sinh.

"Học Vui là khi thất bại cũng vui, là có môi trường vui vẻ, truyền cảm hứng, là được tôn trọng vì bạn là chính bạn, là nghiện lành mạnh, là được lựa chọn cách học thế nào. Biết cách chơi là biết cách học hiệu quả" - bà Lukander chia sẻ.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...