Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Năm học mới tiếp tục đổi mới đánh giá học sinh tiểu học

Cập nhật: 18:48 ngày 17/08/2017
Năm học mới 2017-2018, việc thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 tiếp tục được duy trì, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung đối với giáo dục tiểu học.
{keywords}

Học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Đán Đeng, huyện Thông Nông, Cao Bằng (Ảnh minh họa)

Sau một năm thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (Thông tư 22), công tác đánh giá học sinh đã được các nhà trường thực hiện nghiêm túc, việc đánh giá học sinh đã dần đi vào nề nếp, ổn định, tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Giáo viên đã được giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, để dành nhiều thời gian cho nghiên cứu bài dạy, thực hiện đổi mới phương pháp và quan tâm đến từng đối tượng học sinh, góp phần giúp cho công tác tổ chức dạy học nhẹ nhàng, thiết thực, hiệu quả hơn.

Bên cạnh các kết quả tích cực, công tác thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Tổng kết nhiệm vụ năm học 2016-2017, Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn tình trạng khen tràn lan đối với học sinh cuối năm học tại một số cơ sở giáo dục, việc khen không đúng đối tượng, khen không đúng nội dung... Có nơi còn làm “biến tướng” giấy khen dẫn đến những phản ứng từ phía học sinh, phụ huynh, dư luận xã hội. Một số nơi vẫn còn có diễn ra hiện tượng làm đẹp “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp”, “làm đẹp học bạ của học sinh”…

Những bất cập nêu trên, ngoài nguyên nhân việc đánh giá, khen thưởng học sinh chưa được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư 22, còn do “bệnh” thành tích trong giáo dục vẫn còn diễn ra tại một số một số cơ sở giáo dục, địa phương.

Năm học mới 2017-2018, giáo dục tiểu học đề ra nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 trên cơ sở qua một năm thực hiện, các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục đúc rút những bài học kinh nghiệm để phát huy ưu điểm và khắc phục những gì còn hạn chế. Để việc thực hiện được hiệu quả đúng như mong muốn đề ra là ở cấp tiểu học, việc đánh giá học sinh nhằm góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất chung của người học, đồng thời phải khuyến khích được tư duy sáng tạo của các em, giảm áp lực thành tích cho học sinh và gia đình, thì các địa phương phải tiếp tục có những giải pháp để hỗ trợ, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về kỹ thuật đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22. Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng CNTT, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để tiếp tục giảm áp lực sổ sách, để giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho việc quan tâm đến từng học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...