Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giúp con vượt qua khủng hoảng

Cập nhật: 18:22 ngày 12/10/2017
Để giúp con vượt qua được khủng hoảng trong cuộc sống, bố mẹ nên nhớ các cách sau.
{keywords}
Ảnh minh họa Internet.

1.Xây dựng một mối quan hệ tin tưởng: Người lớn cần lắng nghe một cách thật chân thành và không xét đoán bất cứ điều gì để trẻ có thể đặt niềm tin hoàn toàn vào người chúng đang trò chuyện.

2. Khích lệ bộc lộ cảm xúc, cảm giác đau khổ: Cảm xúc tức giận, đau khổ và những cảm giác khác liên quan đến khủng hoảng được bộc lộ sẽ khiến trẻ dễ chịu và thoải mái hơn.

3. Nói về sự kiện gây khủng hoảng: Việc nói về các sự kiện đã xảy ra cùng với bố mẹ là dịp để trẻ có cái nhìn khác về các sự kiện đó hoặc đơn giản là không còn né tránh hay sợ hãi khi nhắc đến.

4. Đánh giá điểm mạnh và những nhu cầu: Rất nhiều cha mẹ có khuynh hướng che chở, bao bọc và muốn làm tất cả mọi chuyện cho con. Tuy nhiên, lúc con đang khủng hoảng, cha mẹ được khuyến khích hãy “nhường” việc đó cho chính đứa trẻ. Trong mỗi con người đều luôn có sẵn những tiềm năng để chống chọi lại với các biến cố đau thương và hay đổi hoàn cảnh. Hãy giúp con nhìn thấy điểm mạnh của bản thân và khích lệ chúng thực hiện những hành động theo nhu cầu mà chúng mong muốn.

5. Lắng nghe giải thích rõ ràng: Bố mẹ nên khuyến khích trẻ giải thích tại sao vấn đề lại xảy ra. Điều này có thể giúp trẻ nhận diện được ý nghĩa của khủng hoảng và cách thức để vượt qua. Nếu vấn đề trẻ gặp phải liên quan đến gia đình như bố mẹ ly hôn, ngoại tình, bị bạo hành... cha mẹ cũng cần giải thích rõ tất cả những chuyện liên quan thay vì giấu một vài thông tin vì cho rằng điều đó không nên nói với con.

6. Giúp trẻ suy nghĩ tích cực: Khi có khủng hoảng, đứa trẻ có thể chỉ nhìn thấy những khả năng tiêu cực để phản ứng như trốn chạy, giấu mình, sợ hãi, hoảng  loạn... Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng, bất kỳ một vấn đề nào cũng đều có nhiều cách giải quyết. Người lớn kiên nhẫn, lắng nghe và gợi ý rõ ràng sẽ giúp trẻ hiểu được rằng ngoài các phản ứng gây đau đớn cho bản thân vẫn còn những phản ứng khác tích cực hơn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng như chia sẻ với mọi người, tham gia các đội, nhóm, học một cái gì đó, tập thể thao...

7. Lập Kế hoạch và thực hiện: Thông qua việc lập kế hoạch, các mục tiêu ngắn và dài hạn sẽ giúp trẻ từng bước vượt qua khủng hoảng. Cha mẹ có thể đồng hành với con trong quá trình thực hiện từng hành động, có thể là kể về những gì mình đã trải qua, bài học, ý nghĩa của khủng hoảng...

8. Hiểu con hơn theo dõi và hỗ trợ kịp thời: Sau khi con đã vượt qua khủng hoảng, cha mẹ để con tự quản lý cuộc sống nhưng không phải theo cách “mọi chuyện đã xong”, vì thỉnh thoảng trẻ vẫn có một vài lo lắng khi nghĩ về những gì đã qua. Những lúc như vậy, trẻ cần sự hiện diện và lắng nghe của cha mẹ. Thỉnh thoảng cha mẹ có thể hỏi “dạo này con thấy thế nào rồi” hoặc bày tỏ sự khích lệ về những thành quả đạt được trong cuộc sống hiện tại của con.

PV (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...