Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đánh, mắng con- cách dạy phản khoa học

Cập nhật: 16:27 ngày 07/11/2017
Bố mẹ thường cho mình cái quyền được mắng, đánh con mỗi khi chúng bị điểm kém hoặc làm sai một việc gì đó. Theo các chuyên gia tâm lý, đây là cách dạy con phản khoa học mà cha mẹ thường mắc phải.
{keywords}
Ảnh minh họa.

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Mai Hương, giảng viên Khoa Công tác xã hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Tuyệt đối không nên vì tức giận mà quát mắng con bằng những lời lẽ thô thiển, hay những hành động bạo lực gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý xấu con trẻ.

Trẻ cũng có lòng tự trọng và biết phải trái, đúng sai, vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được dùng những lời lẽ thô thiển để mắng con. Những lời lẽ đó có thể sẽ làm chúng bị tổn thương và căm ghét bố mẹ. Thậm chí trẻ có thể phản ứng lại bằng cách cãi lại bố mẹ để bảo vệ mình.

Hơn nữa, con cái hay nhìn vào tấm gương cha mẹ để học hỏi và bắt chước. Vì thế, những lời lẽ xúc phạm, không hay sẽ làm găm vào đầu và sau này khi trưởng thành sẽ lặp lại khi dạy con.

Đó là do cơ chế tạo phản ứng dây chuyền lây lan và bù trừ cho những tổn thương tình cảm ở bản thân; ban đầu trẻ phản ứng để giải tỏa những bực bội, oan ức… nhưng lâu dần sẽ hình thành ở trẻ những nét tính cách thô lỗ cộc cằn, dễ gây hấn. Với thói quen cư xử nóng tính, thiếu kiềm chế, trẻ sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.

Nhiều gia đình cha mẹ tự cho mình quyền được quát mắng con nhưng lại lơ là việc quản lý, giáo dục. Khi con phạm lỗi nghiêm trọng bố mẹ không những quát mắng mà còn chì chiết, diếc móc những lời khiến trẻ bị tổn thương.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ thực hiện tốt vai trò giáo dục cảm xúc sẽ hòa hợp với bạn bè, ít gặp rắc rối trong cuộc sống, sống thân thiện, hòa đồng, bên cạnh đó ý chí nghị lực của trẻ cũng vững vàng hơn khi đối diện với những khó khăn trở ngại hay những cú sốc trong cuộc sống.

Cuộc sống gia đình dù có bức bối đến đâu các bậc cha mẹ cũng không nên trút xuống đầu con trẻ những lời mắng nhiếc vô cớ. Hãy nên xuất phát từ quan điểm phê bình để khích lệ trẻ tốt hơn.

Phê bình cũng phải trên cơ sở tôn trọng trẻ thì lúc ấy sự phê bình mới mang tính chất công bằng. Không nên bực bội mà trách mắng trẻ bằng những lời thô thiển bởi như thế là thể hiện sự bất lực của cha mẹ, chỉ khiến trẻ không nể phục và sẽ không nghe lời khi bị cha mẹ nhiều lần quát mắng. 

PV (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...