Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tự học, tự rèn để không bị “lạc hậu”

Cập nhật: 10:43 ngày 20/11/2018
(BGĐT) - Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng trong ngành giáo dục. Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Bắc Giang trao đổi với phóng viên Báo Bắc Giang về chủ đề này.

Xin bà cho biết kết quả nổi bật trong thực hiện các phong trào thi đua những năm gần đây của Công đoàn Giáo dục các cấp tỉnh Bắc Giang?

Các cuộc vận động và phong trào thi đua gắn với học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh đã được Công đoàn Giáo dục các cấp phối hợp với đơn vị chuyên môn cùng cấp triển khai sâu rộng, có chủ đề, mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng tới toàn thể cán bộ, đoàn viên, người lao động. Nhờ vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được cán bộ, giáo viên toàn ngành hưởng ứng sôi nổi, phát huy sức sáng tạo, lòng nhiệt tình, say mê của nhiều nhà giáo. Nhiều nhà giáo đã tìm được phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với đối tượng, có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, giáo dục học sinh cá biệt; tạo hứng thú cho học sinh mỗi giờ lên lớp, nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy và phát huy năng lực, phẩm chất của người học.

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho các đơn vị xuất sắc năm học 2017-2018.

Phong trào “tự học, tự bồi dưỡng” nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được cán bộ, giáo viên hưởng ứng mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị và toàn ngành. Cùng với chuyên môn, công đoàn đã động viên giáo viên tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp, trong 5 năm gần đây, đã có gần 1,6 nghìn giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 42 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia. Mỗi năm có hàng nghìn sáng kiến, kinh nghiệm cấp cơ sở, đề tài được áp dụng trong quản lý và giảng dạy, trong đó có hàng chục đề tài cấp ngành, cấp tỉnh và sản phẩm dự thi cấp quốc gia, 5 người được cấp Bằng Lao động sáng tạo. Từ 2016 đến 2018, thực hiện phong trào “đổi mới, sáng tạo”, các thầy, cô giáo đã làm được hơn 76 nghìn đồ dùng phục vụ giảng dạy ở các môn học (trong đó 2 đến 3 nghìn đồ dùng có giá trị sử dụng cao); 52,6% giờ hội giảng đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được xếp loại khá, giỏi.

Gần đây, ngành giáo dục tiếp tục triển khai phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, vì sao yêu cầu đổi mới, sáng tạo, tự học, tự rèn lại luôn được đặt ra đối với mỗi nhà giáo, thưa bà?

{keywords}

Bà Lê Thị Thu Hương.

Giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập. Trong bối cảnh KT-XH và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu không đổi mới, sáng tạo, thường xuyên cập nhật những cái mới về tri thức, phương pháp, không ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin nhà giáo sẽ bị “lạc hậu”, rất khó khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực học tập của học sinh.

Thi đua đổi mới, sáng tạo sẽ làm chuyển biến tốt về nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, mang đến động lực để mỗi nhà giáo tích cực sáng tạo trong công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lựa chọn cho mình những cách làm hay, phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, trong công tác chủ nhiệm lớp, dạy chữ, dạy người và trong công tác quản lý nhằm làm chuyển biến chất lượng giáo dục toàn diện.

Xin bà cho biết các cuộc vận động và phong trào thi đua có tác động như thế nào đến vai trò, vị thế của thầy giáo, cô giáo trong nhà trường?

Phong trào thi đua trở thành hoạt động thường xuyên, tạo động lực để mỗi nhà giáo tích cực nêu cao phẩm chất đạo đức, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp; sáng tạo trong giảng dạy, nâng cao trách nhiệm trong soạn bài, chấm bài, chống biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với học sinh, chống bệnh thành tích, có thái độ đúng mực trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với gia đình và xã hội. Mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã tích cực thực hiện “đổi mới”, “sáng tạo”, lựa chọn cho mình những cách làm hay, phù hợp, hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy, trong công tác chủ nhiệm lớp và công tác quản lý... Nhờ đó đã thúc đẩy tinh thần tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự tìm tòi, nghiên cứu, cập nhập thông tin khoa học, kiến thức mới để phục vụ công tác chuyên môn; tác động tích cực đến tư tưởng và hành động của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên góp phần nâng cao vai trò và vị thế nhà giáo. Quy chế dân chủ trường học được phát huy, những hạn chế trong giáo dục dần được khắc phục, không có hiện tượng vi phạm chế độ, chính sách đối với nhà giáo và người lao động.

{keywords}

Giờ thực hành của thầy và trò Trường THCS thị trấn Cao Thượng (Tân Yên).

Những biện pháp để tiếp tục triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực là gì, thưa bà?

5 năm qua, toàn tỉnh có một nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 18 Nhà giáo Ưu tú; Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho 24 tập thể và 12 cá nhân; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua, Bằng khen và danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho hàng nghìn tập thể, cá nhân xuất sắc.

Trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động về chủ trương, chính sách, các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chuyên môn cùng cấp xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phát động và hướng dẫn tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động một cách khoa học, thiết thực, sát hợp với tình hình và nhiệm vụ của ngành, của đơn vị. Làm tốt công tác phối hợp của chính quyền, công đoàn và các tổ chức đoàn thể nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; giữ vững kỷ cương, nền nếp, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của đơn vị. Kịp thời động viên đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động thường xuyên, tích cực trong học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao mức đạt được trong chuẩn nghề nghiệp, chuẩn cán bộ quản lý; đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động theo đợt. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đổi mới, sáng tạo có hiệu quả.

Xin cảm ơn bà!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu
Nhân dịp kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (1982-2018), chiều 19-11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu cả nước. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành.
 
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (1982-2018), sáng 20-11, các đồng chí: Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
 
Bắc Giang: Nhà giáo Nguyễn Thị Kim và Nguyễn Văn Đóa được tuyên dương tiêu biểu toàn quốc
(BGĐT)- Ngày 18 và 19-11, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Giáo Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức tôn vinh 183 cán bộ quản lý, nhà giáo tiêu biểu toàn quốc. Phần thưởng cho mỗi cá nhân gồm Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều phần quà ý nghĩa khác.
 

Kim Hiếu (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...