Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Học sinh trải nghiệm thực tế: Cần phù hợp với từng lứa tuổi

Cập nhật: 15:46 ngày 11/01/2019
(BGĐT) - Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính khóa được các trường quan tâm triển khai những năm gần đây nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng cần thiết. Bên cạnh những nơi tổ chức tốt thì tại một số trường học, hoạt động này diễn ra hình thức, chưa phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh.

Tham gia trải nghiệm, học sinh được hòa nhập vào không gian học tập mở, không còn bó hẹp trong lớp, học sinh được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về cuộc sống xung quanh. Đầu tháng 12-2018, chương trình "Ngày hội học sinh tiểu học" cụm 4 huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng diễn ra tại Trường Tiểu học Yên Sơn (Lục Nam) được cán bộ, giáo viên, phụ huynh đánh giá cao. Vừa xong phần trình diễn thời trang, em Đàm Phương Thảo, lớp 5A2, Trường Tiểu học An Châu (Sơn Động) nói: “Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, chúng em dành gần một tuần để thiết kế, may bộ váy bằng chất liệu giấy lụa. Vì thế em mới hiểu công việc của thợ may đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo léo”.

{keywords}

Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) tập làm đồ chơi trong "Ngày hội học sinh tiểu học" năm học 2018 - 2019.

Trường Tiểu học Việt Lập (Tân Yên-Bắc Giang) năm nào cũng tổ chức Ngày hội Tết sum vầy. Tại đây, các cô giáo hướng dẫn học trò cách gói bánh chưng và giảng giải cho các em hiểu sự tích món ăn truyền thống. Cô giáo Trần Thị Tập, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Được trực tiếp thực hành sẽ giúp học sinh dễ hình dung ra những công đoạn để làm thành một chiếc bánh như thế nào. Sau khi luộc, cô và trò cùng tặng bánh cho các bạn hoàn cảnh khó khăn trong trường”. Không chỉ giúp học sinh hứng thú vì được tự tay làm bánh mà còn giáo dục tinh thần tương thân tương ái. Hoạt động này được cha mẹ học sinh ủng hộ, sẵn sàng đóng góp kinh phí mua nguyên liệu gồm: Gạo, đỗ xanh, thịt lợn, lá bánh... để con em được trải nghiệm.

Theo anh Hoàng Văn Quân, Phó Ban Thanh niên trường học và Công tác thiếu nhi, Tỉnh đoàn Bắc Giang, nhằm hướng đến mục tiêu đoàn viên, đội viên có kiến thức, kỹ năng sống, không ít tổ chức đoàn, đội trong nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động thực tế cho học sinh. Trong đó, điển hình như Trường Tiểu học Xuân Phú (Yên Dũng-Bắc Giang) duy trì câu lạc bộ võ thuật; Trường THPT Chuyên Bắc Giang có câu lạc bộ “Ống kính học đường” để thực hiện tờ nội san của trường...

Bên cạnh những cơ sở giáo dục làm tốt thì vẫn còn không ít đơn vị tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa hiệu quả. Chị Nguyễn Thị Hạnh, phường Mỹ Độ (TP Bắc Giang) có con gái 7 tuổi phàn nàn: Năm trước, trường tiểu học của con tổ chức hoạt động trải nghiệm một ngày ở 2 địa điểm gồm: Kids city (Hà Nội) và Đền Đô (Bắc Ninh). Chi phí đóng góp mỗi cháu 300 nghìn đồng; nếu bố mẹ đi kèm thì đóng gấp đôi. Chiều lòng con trẻ, chị Hạnh xin nghỉ buổi làm ở công ty đi cùng với con. Khi đoàn xe dừng tại các điểm đến, lũ trẻ dáo dác như bầy chim non. Cả hành trình trải nghiệm, các cháu chỉ chăm chăm đi sao đúng hàng, tránh bị lạc. Có cháu còn đòi bố mẹ bế, mua quà vặt, quần áo, đồ chơi.

Tại TP Bắc Giang, một trường tiểu học thuê người dân trồng rau, chờ đến kỳ thu hoạch thì đưa học sinh đến trải nghiệm làm nông dân. Có trường lựa chọn địa điểm tổ chức trải nghiệm là trung tâm thương mại hoặc tổ chức hoạt động quy mô quá lớn, đông học sinh, rất khó quản lý và các em cũng khó tiếp cận được từng lĩnh vực trải nghiệm.

Theo ông Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, các trường cần xác định hoạt động trải nghiệm không chỉ là quan sát, chiêm ngưỡng hay nghe giảng mà học sinh nên trực tiếp tham gia thử nghiệm. Được làm những việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự khéo léo, cẩn thận và rèn luyện đức tính cần cù, yêu lao động. Để khắc phục những tồn tại, Sở Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết. Ví như trẻ mầm non cần được tìm hiểu để thực hiện quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, tiếp xúc với điện, lửa, nước. Học sinh lớn hơn thì trang bị kỹ năng giao tiếp và hợp tác; ý thức tự học, tự rèn luyện, chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cán bộ đoàn, tổng phụ trách đội trong trường học cần tham mưu với ban giám hiệu chọn địa điểm, hoạt động phù hợp với khả năng, nhận thức, lứa tuổi, tránh hình thức, quá tải, gây áp lực cho các em.

Sôi nổi, ý nghĩa ngày hội Tiếng Anh chủ đề “TET HOLYDAY”
(BGĐT) - Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) vừa tổ chức Ngày hội Tiếng Anh với chủ đề “TET HOLYDAY” thu hút gần 650 nghìn học sinh toàn trường và đông đảo cán bộ, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh của 19 lớp tham gia. 
 
Phát động cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ IV
Cuộc thi “Giao thông học đường” là hoạt động thiết thực góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông.
 
Thêm nhiều phương thức tuyển sinh đại học trong năm 2019
Ngoài việc xét tuyển theo học bạ và điểm thi THPT quốc gia, nhiều trường công bố áp dụng thêm các hình thức tuyển sinh mới trong năm 2019.
 

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...