Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quy hoạch trường sư phạm trên cả nước: Giải thể trung cấp, đến năm 2025 chỉ còn 6 đến 8 đại học trọng điểm

Cập nhật: 21:00 ngày 28/05/2019
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự định trình Thủ tướng phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm. Theo dự thảo này, đến năm 2025, Việt Nam sẽ hình thành một mạng lưới các trường sư phạm gồm từ 6 đến 8 trường chủ chốt.

Giải thể các trường trung cấp sư phạm

Theo dự thảo đề án, cả nước hiện có 114 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó trường đại học (ĐH) sư phạm gồm 6 trường, 5 trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, 2 trường ĐH sư phạm thể dục thể thao và Trường ĐH sư phạm nghệ thuật T.Ư; 48 trường ĐH đa ngành và trường ĐH đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên; 30 trường cao đẳng sư phạm ở các địa phương; 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên; 2 trường trung cấp sư phạm.

{keywords}

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Dự thảo đề án đánh giá, mỗi tỉnh, thành có từ 2 - 4 cơ sở đào tạo giáo viên. Với số lượng trường nhiều như vậy nên việc cung vượt cầu cũng là điều tất yếu. Những năm qua, nhiều trường sư phạm mới được mở ra, các trường không phải là sư phạm cũng thành lập khoa sư phạm, các trường cao đẳng thì nâng lên ĐH sư phạm khiến nguồn cung ngày càng thừa, nhiều trường chỉ tuyển được học sinh trung bình, yếu. Một khi cung đã vượt cầu cũng đồng nghĩa nhu cầu việc làm của sinh viên sư phạm nhiều hơn, trong khi chúng ta đã định mức số lượng giáo viên. Vì thế, nhũng nhiễu về tiêu cực trong tuyển dụng xảy ra ở nhiều nơi.

Với việc quy hoạch chỉ giữ lại một số trường ĐH sư phạm trọng điểm và trung tâm, các cơ sở đào tạo giáo viên khác sẽ chuyển thành vệ tinh của các trường sư phạm này.  Trong đó, giảm số lượng trường sư phạm ở địa phương theo hướng sáp nhập, giải thể các trường không đạt chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm quy mô đào tạo được xác định hợp lý, hiệu quả. Giải thể trường trung cấp sư phạm và không tổ chức đào tạo giáo viên ở các trường trung cấp đa ngành khác. Các trường cao đẳng (CĐ) đa ngành có chương trình đào tạo giáo viên xây dựng lộ trình giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên và chấm dứt nhiệm vụ đào tạo giáo viên trước năm 2025.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thành các trường sư phạm trọng điểm, tiếp tục phát triển các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh. Đồng thời dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm đối với các trường CĐ đa ngành có chương trình đào tạo giáo viên.

Phù hợp với yêu cầu thực tế

Trao đổi với báo chí, GS. Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho rằng hướng quy hoạch này là phù hợp. Vì như thế sẽ tạo ra một số trung tâm mạnh về đào tạo giáo viên. Còn như hiện nay quá  manh mún, đội ngũ  giảng viên ở các trường địa phương đào tạo giáo viên phổ thông nhiều cơ sở không bảo đảm chất lượng. Hiện nay các trường đào tạo giáo viên quá nhiều, không bảo đảm chất lượng cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. 

Mục tiêu chung của đề án, theo Bộ GD&ĐT, đó là hình thành một mạng lưới các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt, có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo viên trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; tinh gọn số lượng các trường sư phạm trong cả nước; khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và thu hút nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển các trường sư phạm; hội nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. 

Trong dự thảo, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra bộ chuẩn trường sư phạm với 5 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí. Theo đó 5 tiêu chuẩn gồm : Điều kiện bảo đảm chất lượng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và kết nối cộng đồng, quản trị ĐH. Trong số 14 tiêu chí có 4 tiêu chí được coi như “cốt lõi”, đó là cơ sở vật chất, giảng viên sư phạm, tài chính, số bài báo của giáo viên được công bố. Các tiêu chí được đánh giá theo 3 mức: mức 1 (đạt chuẩn), mức 2 (đạt chuẩn mức cao), mức 3 (đạt chuẩn mức xuất sắc). 

Thủ khoa "kép" Đại học Sư phạm Hà Nội đến từ Hòa Bình được nâng 14.85 điểm
Trong danh sách thí sinh được nâng điểm tại Hoà Bình, bất ngờ có tên của thủ khoa Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội năm 2018. 
 
Nhiều trường đại học top đầu có lượng thí sinh đăng ký tăng mạnh
Nhiều trường đại học (ĐH) cho biết số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển năm 2019 tăng mạnh so với những năm trước, đẩy tỷ lệ chọi các ngành lên cao.
 
Hai học sinh thi Intel ISEF 2019 được tuyển thẳng đại học, cao đẳng
Hai học sinh lớp 12, một em từ TP Lào Cai, một em từ tỉnh Bình Định, được chọn tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế Intel ISEF 2019 tại Hoa Kỳ sẽ được miễn thi các môn thi kỳ thi THPT quốc gia 2019 và xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.
 
Đại học Lạc Hồng vô địch cuộc thi Robocon 2019
Vượt qua vòng đấu loại trực tiếp, đội LH-WAO (Đại học Lạc Hồng) giành vé tới cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 8 tới.
 
51 thí sinh được nâng điểm vẫn đang học tại các trường đại học, cao đẳng
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia tại tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, có 133 thí sinh đã đăng ký xét tuyển và nhập học tại các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Đến ngày 4-5 đã có 82 trường hợp bị buộc thôi học, hiện còn 51 thí sinh đang tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
 
Theo Tiền phong
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...