Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

161 sinh viên vắng học không lý do tại Hàn Quốc: Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuộc

Cập nhật: 15:03 ngày 12/12/2019
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để xử lý trong trách nhiệm của mình.

Liên quan đến vụ việc sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Incheon (Hàn Quốc) nửa tháng nay không đến trường, ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GĐĐT) cho biết, ngay khi nghe thông tin về vụ việc, Bộ đã lập tức liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.

{keywords}

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Incheon.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Incheon, hiện có 1.800 sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây. Trong số này, có 161 sinh viên Việt Nam và 3 sinh viên Uzbekistan đã vắng mặt không đến trường học 15 ngày. Những sinh viên này không đến trường học chứ không phải như một số báo có nêu là “mất tích”.

Hiện nay, phía bạn đang phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh để xác định rõ nguyên nhân những sinh viên này đi đâu.

Ông Hưng cũng cho biết, Cục Hợp tác quốc tế sẽ tìm hiểu thêm về việc các sinh viên nói trên đi du học theo hình thức nào, có thông qua các tổ chức tư vấn du học hay không và kiểm tra xem những tổ chức tư vấn du học đó có vi phạm quy định hay không? Nếu có vi phạm, Cục sẽ xử lý nghiêm.

Ông Hưng cho biết thêm, hiện nay, Bộ GDĐT đang xây dựng hệ thống phần mềm quản lý công tác tư vấn du học; tiến tới triển khai trên toàn quốc để các tổ chức tư vấn du học đăng ký và khai báo thông tin cụ thể về công tác tư vấn du học, cũng như các lưu học sinh đi học thông qua các các tổ chức tư vấn này.

Mục tiêu của phần mềm nhằm tăng cường công tác quản lý các tổ chức tư vấn du học và một phần lưu học sinh đi học nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều công dân Việt Nam đi du học tự túc thông qua việc liên hệ trực tiếp với phía nước ngoài, đây chính là khó khăn trong công tác quản lý.

Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GDĐT và cơ quan quản lý tại địa phương cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam cần tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra và truyền thông để người dân hiểu hơn về việc đi học hay đi làm ở nước ngoài cũng phải được tăng cường.

Trước đó, 164 sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc theo học ở Học viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đại học quốc gia Incheon đột ngột "biến mất", theo báo Korea Times hôm 10-12.

Số sinh viên này vắng mặt 15 ngày và Đại học Incheon đã trình báo vụ việc với cảnh sát hôm 10-12, theo luật bắt buộc các trường đại học phải báo cáo nếu sinh viên nước ngoài bỏ lớp 15 ngày.

Các sinh viên này nằm trong số sinh viên Việt Nam đang theo chương trình đào tạo tiếng Hàn kéo dài một năm tại Trường Đại học Incheon. Chương trình bắt đầu 4 tháng trước, nhà trường cho biết

Cũng theo Đại học Incheon, một nhóm các nhân viên của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục đã bắt đầu một cuộc khảo sát về hệ thống chứng nhận năng lực giáo dục quốc tế và cơ chế quản lý thu hút sinh viên quốc tế tại trụ sở trường đại học vào ngày 10-12.

Nhóm đánh giá sẽ tập trung vào việc quản lý đầu vào và đầu ra của các sinh viên theo học ngành ngôn ngữ tại Đại học Incheon.

Nguy cơ thị trường lao động Hàn Quốc đóng cửa do người lao động bỏ trốn
(BGĐT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố danh sách các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2019. Trong số 40 quận, huyện thuộc 10 tỉnh, thành phố thuộc diện này (có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp từ 60 người trở lên), tỉnh Bắc Giang có 3 huyện gồm: Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang. 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...