Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khuyến học - Khuyến tài: Góp công, góp của ươm mầm xanh

Cập nhật: 07:00 ngày 22/12/2019
(BGĐT) - Xuất phát từ mong muốn con cháu có kiến thức và cuộc sống tốt đẹp hơn, ông Nguyễn Duy Nguồn (SN 1949), thôn Quỳnh Độ, xã Bắc Lũng (Lục Nam-Bắc Giang) và ông Thân Bích Dy (SN 1945), thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh (Việt Yên-Bắc Giang) đã tự nguyện dành thời gian, công sức, trích một phần lương hoặc trợ cấp thương binh để làm công tác khuyến học.

Duy trì tiếng loa học bài

"Đã đến giờ học bài, đề nghị các gia đình sắp xếp công việc, tạo điều kiện cho con em học tập" - lời nhắc nhở của ông Nguyễn Duy Nguồn vang lên trên loa phát thanh khi kim đồng hồ chỉ đúng 19 giờ. Đó là sáng kiến được ông thực hiện gần 15 năm qua. Lời nhắn ngắn gọn, ân cần của ông đã trở nên quen thuộc, giúp con em nhân dân trong thôn ý thức hơn việc học.

{keywords}

Ông Nguyễn Duy Nguồn.

Chia sẻ về việc làm của mình, ông Nguồn cho hay: "Sau nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, năm 2005 tôi nghỉ hưu rồi tiếp tục tham gia phong trào ở địa phương, là Chi hội trưởng Chi hội khuyến học thôn Quỳnh Độ. Năm 2011 tôi làm Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Bắc Lũng. Tôi nghĩ mình có lương, có sức khỏe, nếu làm được gì cho con cháu thì cố gắng chứ không đòi hỏi phụ cấp".

Thôn Quỳnh Độ có gần 500 hộ, hơn 2 nghìn nhân khẩu. Chứng kiến nhiều gia đình ở thôn có bố mẹ đi làm ăn xa khi con đang tuổi ăn học, ông Nguồn có sáng kiến triển khai mô hình tiếng kẻng nhắc nhở các cháu học bài. Sau gần một tháng hoạt động, ông thay thế chiếc kẻng bằng loa truyền thanh để có thể lan truyền rộng rãi đến các hộ ở cuối thôn vào đúng giờ quy định (19 giờ mùa đông và 19 giờ 30 phút mùa hè).

Trước đây, nơi ông đang sinh sống cũng như nhiều thôn khác của xã không có Quỹ khuyến học. Trong vai trò là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, ông tuyên truyền cán bộ, hội viên nêu gương xây dựng Quỹ khuyến học để làm nguồn lực khen thưởng, động viên kịp thời. Tại gia đình và dòng họ, cá nhân ông Nguồn luôn tự nguyện dành một phần lương hưu để duy trì quỹ. Trong thôn, Chi hội Khuyến học thống nhất vận động gây quỹ vào tháng 5 hằng năm với mức tối thiểu là 10 nghìn đồng/hộ.

Việc thu, quản lý và sử dụng có sổ sách ghi chép cẩn thận, thông báo công khai nên được nhân dân tin tưởng ủng hộ. Đến năm 2019, Quỹ khuyến học thôn Quỳnh Độ đạt hơn 100 triệu đồng, trở thành đơn vị điển hình của huyện Lục Nam. Từ kinh phí vận động, 5 năm gần đây, thôn có hơn 420 lượt học sinh giỏi các cấp được khen thưởng. Ngoài ra, Ban khuyến học các dòng họ, chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, hội đồng niên cũng có quỹ riêng thưởng cho các cháu đạt thành tích.

Dành tiền trợ cấp thương binh để khuyến học

Ở thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh (Việt Yên), gia đình ông Thân Bích Dy là một điển hình trong phong trào khuyến học. Tháng 9-1965, ông nhập ngũ, sau đó tham gia quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Lào. Sau năm 1979, ông xuất ngũ, là thương binh hạng 3/4. Vợ chồng ông sinh được hai con trai, đến nay đều trưởng thành có cuộc sống gia đình ổn định. Trong đó, con cả là Thân Đức Thiện, chủ một doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa; con trai thứ hai là Thân Đức Việt là Tổng Giám đốc Công ty May 10 (Hà Nội).

Cuối năm 2014, ông Dy chia sẻ tâm nguyện với vợ con rằng hằng tháng số tiền trợ cấp thương binh không nhiều (khoảng 2 triệu đồng) nhưng ông sẽ trích một phần để làm khuyến học cho con cháu trong họ. Ý tưởng này vừa nêu lên được người thân trong gia đình nhiệt tình ủng hộ. Tại cuộc họp họ cuối năm ấy, ông cũng thông báo mức thưởng từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/cháu từ lớp 1 đến lớp 12, học sinh giỏi, đỗ đại học, cao đẳng để con cháu thi đua phấn đấu. Mỗi tháng ông dành ít nhất 500 nghìn đồng đưa vào Quỹ.

{keywords}

Ông Thân Bích Dy (bên trái)tự hào khi nói về phong trào khuyến học của gia đình, dòng họ.

Riêng năm 2019, số tiền ông chi khen thưởng các cháu nội, ngoại gần 10 triệu đồng. Dòng họ Thân có gần 60 gia đình, sinh sống tập trung ở xã Hoàng Ninh và một phần ở xã Xuân Lương (Yên Thế), thị trấn Cao Thượng (Tân Yên). Hầu hết các gia đình xuất thân từ nông thôn hoặc kinh doanh, buôn bán ở nhiều nơi để kiếm sống nhưng đều cố gắng chăm lo cho việc học của con em đến nơi, đến chốn. Ngay như gia đình ông Dy, sau khi ông xuất ngũ, trong thời gian 20 năm (từ 1979-1999) vợ chồng ông sớm tối nhận may gia công quần áo cho các chợ đầu mối ở Bắc Ninh, Hà Nội.

Dù làm vất vả, thu nhập bấp bênh nhưng ông không để các con phải dang dở con đường đến trường. Dòng họ Thân còn có nhiều hộ kinh tế thuần nông là tấm gương tiêu biểu trong phong trào khuyến học, như: Gia đình ông Thân Văn Đoàn, thôn Phúc Lâm có 4 người con đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có việc làm ổn định; ông Thân Văn Sự, bản Na Nu, xã Xuân Lương có một con trai hiện học năm thứ 4 Trường Đại học FPT Hà Nội. Ông Đỗ Văn Ngôn, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Việt Yên cho biết, tháng 9 vừa qua, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập (1999-2019), dòng họ Thân vinh dự được T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen.

Trước đó, cá nhân ông Dy nhiều lần được Hội Khuyến học huyện Việt Yên biểu dương. Không chỉ tích cực tham gia công tác khuyến học, những năm gần đây, thương binh Thân Bích Dy còn tự nguyện ủng hộ hàng trăm triệu đồng mua sắm trang thiết bị, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ở địa phương. Nói về việc làm của mình, ông cho biết: "Năm nay tôi 75 tuổi, mỗi khi trái gió, vết thương cũ trong cơ thể lại nhức nhối thế nhưng so với nhiều đồng đội đã nằm xuống tôi thấy mình may mắn. Còn sức khỏe tôi còn giúp đỡ mọi người, chỉ mong con cháu phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng vượt khó vươn lên".

Trung tâm Giáo dục Nhân đạo Huế thăm một số trường học tại Bắc Giang
(BGĐT) - Ngày 18 và 19-12, đoàn công tác của Trung tâm Giáo dục Nhân đạo Huế và bà Carin Lee Holroyd, đại diện Hội Giáo dục Việt Nam - Canada phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh đến thăm một số trường học tại Bắc Giang. 
Giáo dục lịch sử địa phương trong trường học: Giữ gìn truyền thống quê hương
(BGĐT) - Từ năm học 2020-2021, cùng với cả nước, Bắc Giang sẽ đưa tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP) vào các trường học để giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo viên bị phụ huynh tát giữa cuộc họp
Cho rằng Trung tâm dạy môn năng khiếu Mun Art (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) "bỏ quên" con mình suốt 2 tiếng đồng hồ ở tiền sảnh, một phụ huynh lớn tiếng đe dọa, thậm chí hành hung giáo viên ngay tại cuộc họp giữa 2 bên.
Khiển trách hai giáo viên trong vụ nữ sinh lớp 9 ở Đắk Lắk
Liên quan đến việc một nữ sinh lớp 9 bị một nam thanh niên lẻn vào nhà vệ sinh rồi khống chế thực hiện hành vi dâm ô, Trường THCS Hùng Vương, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã thừa nhận sự việc có lỗi của nhà trường, riêng hai cô giáo của trường đã bị lập biên bản khiển trách trước việc học sinh vắng mặt mà không biết.
Thi cử sẽ ra sao khi có nhiều bộ sách giáo khoa?
Chương trình mới, sách giáo khoa mới, vậy cách thi liệu có thay đổi? Đây là một trong những nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian này, nhất là khi cả nước có cùng một chương trình, nhưng mỗi địa phương lại có thể sử dụng riêng một bộ sách giáo khoa.
Giáo sư trẻ nhất Việt Nam giành giải thưởng toán học uy tín quốc tế
GS Phạm Hoàng Hiệp vừa vinh dự được Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP) trao tặng Giải thưởng Ramanujan 2019, nhằm vinh danh những đóng góp của giáo sư cho toán học quốc tế nói chung và nền toán học nước nhà.
Mai Toan
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...