Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giáo dục di sản trong trường học: Thiết thực, bổ ích

Cập nhật: 09:50 ngày 03/01/2020
(BGĐT) - Với mục đích giúp học sinh hiểu biết, từ đó có ý thức giữ gìn cái hay, cái đẹp của di sản văn hóa Bắc Giang, ngành văn hóa phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích.

Đa dạng hoạt động

{keywords}

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Phú Hiệp giới thiệu quan họ tới các em học sinh TP Bắc Giang.

Cách đây ít ngày, Trường THPT Lý Thường Kiệt (Việt Yên) tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ, trải nghiệm tại di sản văn hóa chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) cho học sinh khối lớp 10. Đến đây, các em được tìm hiểu lịch sử hình thành ngôi chùa; giá trị đặc sắc của kho mộc bản, giá trị nghệ thuật của kiến trúc cổ. Sau trải nghiệm, mỗi học sinh viết bài thu hoạch về những hiểu biết và cảm nhận; so sánh kiến trúc chùa Bổ Đà với chùa Vĩnh Nghiêm; đề xuất các giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị di tích.

Cuối tháng 11-2019, đại diện học sinh 7 trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP Bắc Giang có dịp tìm hiểu về di sản quan họ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Các em được nghe hát quan họ, giao lưu với các nghệ nhân Câu lạc bộ (CLB) Quan họ Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên). Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Phú Hiệp giới thiệu về nguồn gốc, cái hay, cái đẹp và trang phục quan họ với học sinh. Các em thích thú khi được hướng dẫn cách hát quan họ lời cổ, mặc những bộ áo của "anh hai, chị hai"; trải nghiệm têm trầu cánh phượng.

Với mục đích nâng cao trách nhiệm, ý thức bảo tồn giá trị di sản văn hóa của địa phương trong học đường, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Đại diện Sở GDĐT cho biết, đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn các nhà trường lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động trong chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng kế hoạch tổ chức dạy và học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ có chủ đề liên quan đến di sản mang tính điển hình; lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp, như: Dạy trên lớp, tại nơi có di sản văn hóa hoặc tổ chức tham quan, trải nghiệm.

Được biết, nhiều trường học, nhất là bậc tiểu học và trung học cơ sở thường xuyên phối hợp với ngành chức năng các huyện, thành phố, Bảo tàng tỉnh, tổ chức các hoạt động liên quan đến bảo tồn di sản như tham quan gian trưng bày hiện vật, các khu di tích lịch sử; danh lam, thắng cảnh nổi tiếng; trình diễn quan họ, dân ca vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

{keywords}

Học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) trải nghiệm mặc trang phục quan họ.

Cùng đó, Sở VHTTDL, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Sở GDĐT duy trì tổ chức chương trình Gameshow "Bắc Giang-Hành trình Lịch sử-Văn hóa” từ nhiều năm, đối tượng tham gia là học sinh trung học phổ thông ở các trường trên địa bàn tỉnh. Đây là sân chơi văn hóa bổ ích giúp các em hiểu hơn về lịch sử, giá trị di sản văn hóa ở các địa phương. Một số phòng GDĐT huyện, thành phố phát động cuộc thi tìm hiểu về di sản trong học đường. Nhiều dự án của học sinh liên quan đến bảo tồn di sản đoạt giải cao trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh.

Đổi mới cách thức tiếp cận

Không chỉ đối với học sinh, các giáo viên cũng thường xuyên được cập nhật, bổ sung kiến thức để nâng cao chất lượng các giờ dạy ngoại khóa về bảo tồn di sản. Nhạc sĩ Phan Đình Oánh, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp VHTTDL Bắc Giang cho biết, hằng năm đơn vị phối hợp với phòng GDĐT 10 huyện, TP tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên thanh nhạc về lề lối hát quan họ cổ, kỹ thuật lấy hơi, trang phục, không gian diễn xướng.

Có thể thấy, hoạt động giáo dục về di sản văn hóa trong nhà trường đã được quan tâm. Tuy nhiên, để học sinh yêu thích, tìm hiểu, khám phá di sản văn hóa nhiều hơn, từ đó có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị thì cần đổi mới nội dung, hình thức, cách thức tiếp cận. Theo bà Phạm Vân Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang), ngành văn hóa nên phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các trường học trong hoạt động trải nghiệm vì đây là hình thức tuyên truyền thiết thực nhất, hấp dẫn nhất đối với học sinh; nội dung phải phù hợp với lứa tuổi và văn hóa của mỗi vùng miền; nghiên cứu tổ chức biên soạn giáo trình theo chủ đề, tăng cường thực hành để học sinh cảm thấy hứng thú.

Ông Nguyễn Sỹ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết, tới đây, trên cơ sở tổng kết, đánh giá những ưu, nhược điểm Đề án "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2011-2020" đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án mới, giai đoạn 2021-2030, trong đó sẽ chú trọng nhiều hơn về hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trong học đường; rà soát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các đề án, dự án, kế hoạch bảo tồn, tạo nên sức hấp dẫn và lan tỏa mới. Mặt khác, xây dựng các mô hình xã hội hóa, nghiên cứu, tổ chức các hình thức mới trong việc bảo tồn di sản.

Tuyển sinh đại học 2020: Xuất hiện hàng loạt ngành mới
Mùa tuyển sinh 2020 bắt đầu sôi động với việc các trường đại học lần lượt công bố đề án, phương thức tuyển sinh. Bên cạnh việc xuất hiện nhiều ngành học mới, thì nhóm ngành liên quan đến công nghệ thông tin dự báo sẽ tiếp tục có sức hút trong mùa tuyển sinh năm nay.
Bộ Giáo dục yêu cầu công bố giá Sách giáo khoa lớp 1 mới trước 15-2-2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu các nhà xuất bản và các sở GD-ĐT có hình thức phù hợp cung cấp sách giáo khoa (SGK) kịp thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh tiếp cận sớm và đầy đủ để thực hiện chọn sách.
Hội thao dành cho trẻ rối loạn phát triển lần thứ I
(BGĐT) - Ngày 28-12, tại TP Bắc Giang, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hoa Hướng Dương tổ chức hội thao dành cho trẻ rối loạn phát triển năm 2019. 
Những mái trường thắm tình hữu nghị
(BGĐT) - Từ nguồn tài trợ phi chính phủ, thời gian qua, nhiều trường học ở những xã điều kiện kinh tế khó khăn trong tỉnh Bắc Giang được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục. 
Nam sinh chuyên toán tử vong dưới hồ trước kỳ thi học sinh giỏi
C là lớp trưởng lớp chuyên toán của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Đông Hà, Quảng Trị). Đang trong thời gian ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thì xảy ra sự việc.
Hàng chục trẻ Trường Mầm non Vườn Mặt trời nhập viện sau bữa ăn
Sáng 23-11, có hàng chục trẻ học tại Trường Mầm non Vườn Mặt trời (ở mặt bằng 530, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa) được đưa vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa nghi do bị ngộ độc thực phẩm.
Công Doanh
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...