Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dạy học trực tuyến ở Bắc Giang: Khắc phục bất cập, phát huy tiện ích

Cập nhật: 07:00 ngày 21/03/2020
(BGĐT) - Hiện nay nhiều cơ sở giáo dục ở tỉnh Bắc Giang tổ chức dạy học trực tuyến trên Internet. Giải pháp này giúp việc học tập không bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 song còn một số bất cập cần sớm khắc phục. 

Chủ động đổi mới hình thức dạy học

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các trường học chủ động lựa chọn hình thức dạy và học qua Internet phù hợp với điều kiện thực tế.

{keywords}

Giờ ôn luyện môn Hóa học tại Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) được tổ chức trực tuyến.

Trao đổi với thầy giáo Nguyễn Trọng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) được biết, ngay khi có hướng dẫn của Sở, nhà trường lên kế hoạch dạy học trực tuyến, đồng thời phối hợp với VNPT Bắc Giang tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến VNPT E- Learning cho giáo viên. Tổ trưởng các tổ chuyên môn phân công giáo viên biên soạn bài giảng, câu hỏi ôn tập, đề kiểm tra cập nhật trên phần mềm để học sinh ôn luyện. Hằng ngày, nhà trường bố trí 5 phòng học trực tuyến và phân công cán bộ phụ trách công nghệ thông tin hỗ trợ thường xuyên. Ngoài ra, giáo viên cũng chủ động tổ chức các lớp học qua mạng tại nhà. Hiện, nhà trường đã triển khai dạy đối với 3 môn; Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh với học sinh đại trà các khối 6,7,8 và dạy đủ 9 môn cơ bản cho các em lớp 9. Học sinh các đội tuyển ôn luyện học sinh giỏi có kế hoạch riêng. Nhìn chung việc dạy trực tuyến diễn ra thuận lợi.

Sôi nổi tương tác

{keywords}

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) học trực tuyến tại nhà.

Dự một giờ học trực tuyến môn Tiếng Anh của lớp 8C do cô giáo Hoàng Thị Thăng, Trường THCS Tân Mỹ (TP Bắc Giang) tổ chức trên phần mềm Zoom meeting, chúng tôi nhận thấy không khí trao đổi khá sôi nổi. Nhờ tương tác trực tiếp nên một số em phát âm sai được hướng dẫn ngay. Tiết học kéo dài trong 45 phút.

Sau thời gian nghỉ dài, đa số phụ huynh, học sinh hào hứng với hình thức học tập mới. Em Hoàng Anh Đức, lớp 9, Trường THCS Trần Hưng Đạo (Lục Ngạn) nói: “Khác với giờ học trên lớp, ở bài giảng trực tuyến, thầy cô còn đưa lên nhiều clip, ảnh minh họa nên chúng em khá thích thú. Việc tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn”.

Hiện nay, việc dạy và học trực tuyến không phải quy định bắt buộc song thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đẩy mạnh dạy học trên Internet, Sở GD&ĐT tiếp tục khảo sát các điều kiện để triển khai đồng bộ, bài bản. Mục tiêu không chỉ dừng lại ở trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 mà còn duy trì lâu dài.

Trò chuyện với một số giáo viên được biết, khi tổ chức dạy theo hình thức trực tuyến, giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị tài liệu, sưu tầm thêm video, dạng đề cho các em ôn tập; cần có phương tiện (máy tính xách tay, mạng Internet ổn định). Trước và sau mỗi giờ dạy, giáo viên bộ môn đều có thông tin phản hồi với phụ huynh và ban giám hiệu qua mạng xã hội để cùng phối hợp quản lý, hỗ trợ học sinh.

Để mô hình phát huy hiệu quả

Qua khảo sát, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến chưa đạt 100% và không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Nội dung bài giảng chủ yếu là ôn tập kiến thức. Nguyên nhân do sự chuẩn bị của một số nhà trường, giáo viên chưa kịp thời; cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu đồng bộ. Nhiều học sinh không có máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối Internet. Một số phụ huynh đi làm, ít thời gian quan tâm đến việc học của con, thậm chí lo ngại trẻ lạm dụng, sa đà vào các trò chơi điện tử.

Theo ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, dạy trực tuyến không phải là hình thức mới bởi trước đây Bộ đã triển khai hệ thống trường học kết nối trên môi trường mạng Internet.

Hiện nay, việc dạy và học trực tuyến không phải quy định bắt buộc song thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đẩy mạnh dạy học trên Internet, Sở GD&ĐT tiếp tục khảo sát các điều kiện để triển khai đồng bộ, bài bản. Mục tiêu không chỉ dừng lại ở trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 mà còn duy trì lâu dài.

Về phía Sở GD&ĐT, đơn vị đang giao phòng chuyên môn nghiên cứu tổ chức dạy học trên Internet kết nối với trang website sgd.bacgiang.gov.vn của Sở. Dự kiến tổ chức thử nghiệm dạy học ba môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh dành cho học sinh lớp 9 (mỗi môn học có ít nhất 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh giảng dạy trực tuyến) vào ngày 22/3.

Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường tiếp tục nghiên cứu, triển khai đồng thời các kênh học tập trực tuyến hiện có, bảo đảm hiệu quả, không hình thức. Nghiên cứu giải pháp nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia như: Rà soát, thống kê số lượng học sinh không có máy tính, điện thoại thông minh hoặc chưa có kết nối Internet để có hình thức hỗ trợ phù hợp; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Hiện phòng GD&ĐT các huyện, TP đang tổ chức tập huấn trực tuyến; giáo viên một số trường hướng dẫn học sinh học online. Ngoài ra, các phụ huynh quan tâm, trang bị cho con em các thiết bị, phương tiện phục vụ việc học trực tuyến.

Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp nhận kết quả học trực tuyến
Hàng chục địa phương tiếp tục đóng cửa trường học đến hết tháng 3 để phòng chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tăng cường dạy học qua Internet và truyền hình.
Học trực tuyến có được công nhận kết quả?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa yêu cầu các đơn vị thuộc bộ nghiên cứu, đề xuất việc dạy học đại trà trên truyền hình cho học sinh, đồng thời làm rõ giá trị kết quả học trực tuyến.

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...