Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang bảo đảm cơ sở vật chất, vui đón năm học mới

Cập nhật: 22:00 ngày 04/09/2020
(BGĐT) - Chuẩn bị cho năm học đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã ưu tiên dành kinh phí từ ngân sách và lồng ghép với các chương trình, dự án để bổ sung thêm trường, lớp học. Niềm vui đón năm học mới nhân lên khi các công trình hoàn thành đúng tiến độ là điều kiện thuận lợi để thầy, trò thi đua dạy và học.

Trường, lớp khang trang

Trước đây, các trường tiểu học của TP Bắc Giang thường xuyên quá tải, thiếu phòng học văn hóa, phòng chức năng do số lượng học sinh ra lớp đông. Để giải quyết bài toán này, đồng thời bảo đảm đủ cơ sở vật chất để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, TP đã đầu tư xây thêm phòng học, phòng chức năng cho các trường. 

{keywords}

Trường THCS Hương Sơn (Lạng Giang) đưa vào sử dụng nhiều phòng học, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Nhiều công trình trường học đưa vào sử dụng đúng dịp khai giảng năm học 2020- 2021 như: THCS Lê Lợi, Tân Mỹ, Dĩnh Trì; tiểu học Nam Hồng, Dĩnh Kế, Tân Tiến. Đặc biệt, công trình Trường Tiểu học Đông Thành (phân hiệu 2) tại phường Xương Giang có tổng mức đầu tư 44,9 tỷ đồng. Các lớp học, phòng chức năng được trang bị phương tiện hiện đại, đồng bộ phục vụ hoạt động dạy học và ngoại khóa. 

Trong năm học đầu tiên ở cơ sở mới, nhà trường đã tuyển hơn 800 học sinh với 24 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5), tập trung cán bộ, giáo viên và học sinh làm công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng. Chị Nguyễn Thị Huyền Trang có con trai năm nay học lớp 1 tại đây phấn khởi nói: "Không gian trường lớp rộng rãi, nhiều ánh sáng tự nhiên. Gia đình tôi hy vọng ở ngôi trường mới con sẽ nhanh chóng làm quen với thầy cô và các bạn, bắt nhịp được với yêu cầu học tập".

Tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ, tập thể cán bộ, giáo viên Trường THCS Hương Sơn (Lạng Giang) tập trung kê dọn bàn ghế chuẩn bị đón năm học mới. Vất vả song các thầy cô vui mừng vì sau nhiều năm thiếu phòng học, đến nay nhà trường đã có cơ ngơi khang trang, rộng rãi. Chia sẻ niềm vui này, Hiệu trưởng nhà trường Trần Sỹ Hùng nói: Công trình khởi công từ năm 2019 đến tháng 8/2020 hoàn thành gồm hai khối nhà 3 tầng với 12 phòng học và các phòng chức năng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ là động lực để thầy, trò nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học mới.

Trao đổi với ông Đặng Thiều Quang, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Lạng Giang được biết, không riêng ở xã Hương Sơn, nhiều địa bàn khác tuy không phải ở khu vực miền núi song cơ sở vật chất trường lớp chưa đủ điều kiện để công nhận lại đạt chuẩn quốc gia cũng như triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục.

Tính đến hết tháng 8, toàn tỉnh đã hoàn thành 694 phòng học, 368 phòng chức năng và nhiều hạng mục phụ trợ khác. Tổng kinh phí xây dựng hơn 870 tỷ đồng. Cùng với xây dựng cơ sở vật chất, nhiều địa phương như: TP Bắc Giang, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam cũng ưu tiên trích ngân sách mua trang thiết bị dạy học cho lớp 1, đồ dùng dạy học môn tiếng Anh, Tin học…

Từ nguồn kinh phí huyện đầu tư, đón năm học này, niềm vui với thầy, trò các nhà trường được nhân lên khi có trường, lớp khang trang, sạch đẹp đưa vào sử dụng như ở Trường Tiểu học Tiên Lục, Tiểu học Thái Đào; Mầm non Đại Lâm... Cùng với nguồn hỗ trợ từ cấp trên, ban giám hiệu các trường đã huy động kinh phí sơn sửa làm mới các phòng học cũ, trang trí cảnh quan, sẵn sàng đón học sinh.

Đầu tư theo lộ trình, ưu tiên vùng đặc thù

Đến hết tháng 8, toàn tỉnh đã hoàn thành 694 phòng học, 368 phòng chức năng và nhiều hạng mục phụ trợ khác. Tổng kinh phí xây dựng hơn 870 tỷ đồng. Cùng với xây dựng cơ sở vật chất, nhiều địa phương cũng trích ngân sách gần 100 tỷ đồng mua trang thiết bị, đồ dùng dạy và học cho lớp 1.

Ông Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Kết thúc năm học 2019-2020, tỷ lệ kiên cố hóa trường học toàn tỉnh đạt 89,5%; trường chuẩn quốc gia đạt 89,9%. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, đồng bộ có vai trò rất lớn giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học. 

{keywords}

Trường Tiểu học Hồng Thái (Việt Yên) vừa được đầu tư xây mới dãy nhà lớp học.

Thực tế tại một số trường như: THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang), THCS thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), THCS Thân Nhân Trung (Việt Yên); THPT Yên Thế... chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục duy trì ổn định, các cuộc thi học sinh giỏi văn hóa, khoa học kỹ thuật các cấp đạt nhiều kết quả là nhờ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm đáp ứng các điều kiện thiết yếu đó.

Tuy vậy, báo cáo đánh giá của Sở GD&ĐT, một số địa phương như Hiệp Hòa, Yên Dũng, Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam còn thiếu nhiều phòng học. Toàn tỉnh còn nhiều điểm lẻ, trong đó bậc mầm non 653 điểm, tiểu học 267 điểm. Nguyên nhân là một số huyện địa hình rộng, đồi núi, bị chia cắt các điểm dân cư, giao thông không thuận lợi nên khó sáp nhập điểm trường và khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác, dân số tăng nhanh trong những năm gần đây, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị nên cơ sở vật chất ở một số địa phương dù đã được quan tâm đầu tư song chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới triển khai bắt đầu từ năm học 2020-2021 với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6; sau 5 năm (năm 2025) sẽ triển khai đến lớp 12. Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện Chương trình này là cơ sở vật chất phải bảo đảm mỗi lớp có một phòng học, ngoài ra còn các phòng chức năng, hệ thống thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại. 

Đây là khó khăn song cũng là nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi chính quyền các cấp bám sát lộ trình quyết tâm thực hiện theo từng năm học và giai đoạn để có kế hoạch phân bổ kinh phí đầu tư hợp lý. Nguồn kinh phí xây dựng trường lớp rất lớn, nếu chỉ trông vào ngân sách nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu. 

Vì thế, thời gian tới, ngành giáo dục tiếp tục tham mưu với chính quyền các cấp kêu gọi các nguồn xã hội hóa. Trước mắt ưu tiên xây dựng với từng khối lớp, bậc học theo lộ trình thực hiện đổi mới; hỗ trợ vùng khó khăn, miền núi, nơi có điều kiện đặc thù phát sinh số học sinh lớn.

Bắc Giang thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” trong năm học mới
(BGĐT) - Cùng với cả nước, ngày 5/9, hơn 29 nghìn cán bộ, giáo viên và 400 nghìn học sinh Bắc Giang khai giảng năm học 2020-2021. Thầy, cô giáo và học sinh bước vào năm học mới với tinh thần vừa tổ chức hoạt động giáo dục, vừa thực hiện các biện pháp phòng dịch, sẵn sàng ứng phó với tình huống phức tạp của dịch bệnh. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Tổ chức lễ khai giảng năm học mới ngắn gọn, bảo đảm an toàn
(BGĐT) - Ngày 27/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về công tác chuẩn bị năm học mới 2020-2021. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành; phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.
Hoàn thành in hơn 127 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới
Để chuẩn bị cho năm học mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã hoàn thành việc in, nhập kho hơn 14 triệu bản sách giáo khoa (SGK) phục vụ học sinh lớp 1 và 113 triệu bản cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12.
Dạy học trực tuyến tiến tới luật hoá trước thềm năm học mới
Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến, dạy học từ xa, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều 3/6, một số địa phương đề xuất cần tổ chức bàn bản và có hướng dẫn riêng cho hoạt động dạy học trực tuyến.

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...