Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, tư thục địa bàn KCN: Thêm động lực gắn bó với nghề

Cập nhật: 10:00 ngày 07/11/2020
(BGĐT) - Cùng với các chính sách hiện hành, từ ngày 1/11/2020, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực quy định giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp (KCN) được hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng/tháng. Chính sách này góp phần chia sẻ khó khăn và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay.

Chia sẻ khó khăn

Bắc Giang hiện có 5 KCN đang hoạt động là: Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu (Việt Yên), Song Khê - Nội Hoàng (TP Bắc Giang và Yên Dũng), Hòa Phú (Hiệp Hòa), thu hút lượng lớn công nhân lao động từ các địa phương đến làm việc. Tổng hợp từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), toàn tỉnh hiện có 13 trường mầm non tư thục, 300 cơ sở độc lập tư thục, 659 nhóm/lớp (trong đó có khoảng 408 nhóm, lớp) ở địa bàn KCN.

{keywords}

Các cô giáo Trường Mầm non Hoa Sen, xã Quang Châu (Việt Yên) chăm sóc trẻ ăn trong bữa ăn bán trú.

Việt Yên là huyện trọng điểm công nghiệp của tỉnh, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 110 nghìn người, tăng 37 nghìn người so với năm 2015. Tình trạng gia tăng dân số cơ học về làm việc tại địa phương đã kéo theo lượng trẻ ra lớp đông. Theo Phòng GD&ĐT huyện, tại các xã xung quanh KCN có 4 trường mầm non tư thục và hàng chục nhóm trẻ độc lập.

Theo Nghị định 105, đối tượng hưởng chính sách là giáo viên đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đáp ứng các điều kiện: Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non; có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục; trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại KCN.

Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động tại KCN, năm 2010, Trường Mầm non Âu Cơ được thành lập. Sau thời gian hoạt động, đến nay đơn vị đã có 2 cơ sở ở thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh với 32 lớp, 700 trẻ, trong đó hơn 80% là con công nhân. 

Bà Thân Thị Khắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường cho biết: Trường hiện có 60 giáo viên hợp đồng, trình độ cao đẳng, đại học; thu nhập trung bình 4-7 triệu đồng/giáo viên/tháng. Do vất vả, thu nhập thấp nên đầu năm học này đã có 7 giáo viên nghỉ việc. Vì thế khi có Nghị định mới, tới đây, mỗi giáo viên được hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng/tháng sẽ là động lực để đội ngũ này yên tâm công tác, chăm sóc trẻ.

Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ em. Do đó cần sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ để chăm sóc trẻ. Thực tế hiện nay, giáo viên ở bậc học này thời gian làm việc kéo dài hơn so với quy định trong khi đồng lương chưa tương xứng với công sức lao động. Ngay khi chính sách mới của Chính phủ ban hành được đông đảo đội ngũ vui mừng đón nhận. 

Cô giáo Hoàng Diệu Linh (SN 1996) đang dạy học tại cơ sở 2 Trường Mầm non Âu Cơ, thị trấn Nếnh (Việt Yên) cho biết: “Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương, tôi có 4 năm dạy hợp đồng. Công việc thường xuyên phải đi sớm, về muộn bởi phụ huynh là công nhân ở KCN thường xuyên phải tăng ca, đổi giờ làm thất thường nên có khi đến 20 giờ mới trả xong trẻ. Chúng tôi mong chính sách sớm triển khai để phần nào chia sẻ khó khăn, giáo viên yên tâm gắn bó với nghề”.

Khẩn trương rà soát, hướng dẫn

Nghị định 105 có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 thế nhưng qua tìm hiểu tại nhiều nơi, một số giáo viên và cán bộ quản lý vẫn chưa hiểu rõ cần phải làm gì để đối tượng sớm thụ hưởng chính sách đúng theo quy định.

{keywords}

Cô giáo Hoàng Diệu Linh hướng dẫn trẻ vui chơi tại Trường Mầm non Âu Cơ số 2.

Đáp ứng nhu cầu đưa trẻ ra lớp, những năm gần đây huyện Hiệp Hòa có nhiều cơ sở mầm non tư thục hoạt động. Thời điểm này huyện đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa trình tự thực hiện của Nghị định đến đội ngũ quản lý và giáo viên trên địa bàn. Ông Phạm Văn Hà, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho hay: Theo hướng dẫn của Nghị định, thời điểm tiếp nhận hồ sơ là tháng 8 hằng năm; việc chi trả được thực hiện 2 lần/năm (tháng 11 và tháng 5) trong khi sắp kết thúc năm 2020. Chúng tôi mong muốn cấp trên có hướng dẫn cụ thể.

Mong mỏi sự hỗ trợ từ chính sách mới, chị Nguyễn Thị Hoa, giáo viên một nhóm trẻ ở phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) thông tin: “Ở nhóm trẻ của tôi có rất đông trẻ là con công nhân làm việc ở KCN Song Khê - Nội Hoàng thuộc địa phận TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Tuy nhiên Nghị định quy định hỗ trợ đối với cơ sở hoạt động trên địa bàn KCN nên tôi rất băn khoăn, không biết mình có thuộc diện hỗ trợ không. Mong cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn cụ thể”.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thêm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Chính sách mới liên quan đến quyền lợi thiết thân của đội ngũ nên cần làm thận trọng và chính xác. Nghị định 105 cũng quy định rõ, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định. 

Do vậy, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các đơn vị bám sát các điều kiện quy định tại Nghị định để rà soát, thống kê đối tượng trong diện được thụ hưởng; báo cáo cấp trên theo hướng dẫn. Trên cơ sở tổng hợp sẽ báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ, trong đó quy định rõ thời gian thực hiện, đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ.

Bên cạnh việc triển khai nhanh, đúng đối tượng thụ hưởng, nhiều ý kiến cho rằng, Sở GD&ĐT cần sớm đề nghị Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện chi tiết để tránh việc trục lợi ngân sách. Quá trình rà soát cần phải công khai, minh bạch trong tất cả các khâu lập danh sách, xét duyệt hồ sơ, thậm chí đăng tải trên cổng thông tin của ngành giáo dục địa phương danh sách đối tượng được hỗ trợ để đồng nghiệp, phụ huynh và nhân dân giám sát.

Cả nước có 68,2% trẻ mầm non ra lớp
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 15.433 trường mầm non và gần 15.500 cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Tổng số trẻ mầm non được huy động ra lớp là gần 5,2 triệu trẻ, đạt tỷ lệ 68,2% tổng số trẻ trong độ tuổi. Trong đó, tỷ lệ trẻ độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 26,5%; tỷ lệ trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%.
Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Ngày 21/10, tại Hà Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020.
Người tát bé gái 2 tuổi trong lớp mầm non ra trình diện công an
Tại cơ quan công an, ông Hoàng Văn H đã thừa nhận hành vi dùng tay tát cháu bé như hình ảnh trong clip.
Cô giáo mầm non xinh đẹp bất ngờ mất tích bí ẩn
Đã 3 ngày trôi qua, gia đình ông Sáng đi khắp nơi tìm kiếm con gái mất tích bí ẩn nhưng vẫn không có kết quả.
Hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non ở khu công nghiệp
Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.
Huy động nguồn lực xã hội hóa phát triển giáo dục mầm non
(BGĐT) - Thực hiện chủ trương huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non (GDMN), trên địa bàn TP Bắc Giang hiện có nhiều cơ sở mầm non độc lập tư thục (ĐLTT) đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ ra lớp và giảm tải cho trường công lập. 
Trụ cổng trường mầm non đổ đè chết 3 cháu nhỏ
Vụ việc đau lòng xảy ra vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 7/9, tại khu vực Trường Mầm non Bản Phung (xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai).

Hải Vân - Khôi Nguyên

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...