Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thanh xuân gieo chữ ở vùng cao

Cập nhật: 06:55 ngày 20/11/2020
(BGĐT) - Dạy học ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn không còn gian nan như trước bởi trường lớp khang trang, đường sá được đổ bê tông, trải nhựa giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn. Nhiều thầy cô đã coi nơi đây là quê hương thứ hai. 

Mới đây có dịp trở lại xã vùng cao Sa Lý (Lục Ngạn) công tác, tôi ghé thăm nơi ở của gia đình cô giáo Giáp Thị Hằng (SN 1990) trong khu tập thể Trường Tiểu học Sa Lý. Căn phòng chừng 30 m2; đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt của gia đình nhỏ 4 người (vợ chồng và 2 con) được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp. 

{keywords}

Cô giáo Trần Thị Ngoan, Trường THCS Sa Lý hướng dẫn học sinh ôn luyện môn Sinh học.

Mỗi sớm, khi hai con (lớn 9 tuổi, nhỏ 3 tuổi) đến trường cũng là lúc cô Hằng lên lớp. Chồng cô làm nghề lái xe dịch vụ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương. Quê chồng ở xã Đông Sơn (Yên Thế), giữa năm 2012, khi con gái đầu lòng tròn 2 tuổi thì cô nhận quyết định trúng tuyển vào biên chế, đến công tác ở Sa Lý - xã xa nhất của huyện Lục Ngạn. Niềm vui xen lẫn âu lo bởi khoảng cách từ nhà đến trường ngót 110 km. 

Với sự động viên của gia đình cùng niềm khao khát đứng lớp đã tiếp thêm động lực cho cô giáo trẻ đưa theo cô con gái nhỏ lên đường. “Giao thông giờ đây đã thuận tiện; dịch vụ tại những nơi này cũng phát triển hơn so với trước, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của bà con và cán bộ, giáo viên công tác tại đây. Tôi chỉ e rằng khoảng cách xa xôi quá mà bố mẹ ở quê đều tuổi cao, mỗi khi trái gió trở trời, cơ thể đau yếu mà không có con cận kề chăm sóc thường xuyên”- cô Hằng chia sẻ.

Học sinh các xã vùng cao chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Chính tình cảm mộc mạc, nghị lực vượt lên hoàn cảnh của trò nghèo là sức mạnh thôi thúc nhiều thầy cô trẻ nỗ lực cống hiến. Nơi đây, mỗi nhà giáo không chỉ trong vai trò là người “lái đò” mà còn là người bạn đồng hành với học trò, vừa chia sẻ tâm tư, tình cảm, vừa tháo gỡ khó khăn thường gặp.

Cách đó không xa, ở Trường THCS Sa Lý có 22 thầy cô thì hơn nửa là giáo viên miền xuôi từ Hiệp Hòa, Lục Nam, Lạng Giang, Việt Yên lên công tác; tuổi đời từ 22 đến 40. Người mới chân ướt chân ráo mới vào ngành, người nhiều thì cũng có gần 20 năm gắn bó với vùng cao. “Ở đây xa ánh đèn thành phố, mỗi người một quê, điều kiện gia đình mỗi khác nhưng chúng tôi có chung niềm yêu nghề” - thầy Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Quang tự hào nói. 

Bởi thế, dù trường xa trung tâm huyện hàng chục cây số song không vì thế mà chất lượng giáo dục hạn chế. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, nhà trường có học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi văn hóa, khoa học kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia; hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoại khóa cũng triển khai sáng tạo, sôi nổi. 

Tranh thủ lúc giải lao, cô giáo Trần Thị Ngoan (SN 1987), quê ở Yên Dũng hiện là Tổ trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên nói: “Thời gian đầu, tôi từng nghĩ rằng mình không thể bám trụ lâu dài ở đây vì rất nhớ nhà. Tuy nhiên, tình cảm yêu mến của người dân, học trò như sợi dây vô hình níu chân tôi với mảnh đất này, đến nay gần 6 năm”. Ngoài dạy môn Sinh học, cô Ngoan còn chủ nhiệm lớp, trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường. Với nhiều thành tích trong công tác, năm 2019, cô được Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên dương là cán bộ công đoàn tiêu biểu.

Học sinh các xã vùng cao chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Chính tình cảm mộc mạc, nghị lực vượt lên hoàn cảnh của trò nghèo là sức mạnh thôi thúc nhiều thầy cô nỗ lực cống hiến. Nơi đây, mỗi nhà giáo không chỉ trong vai trò là người “lái đò” mà còn là người bạn đồng hành với học trò, vừa chia sẻ tâm tư, tình cảm, vừa tháo gỡ khó khăn thường gặp.

Sau 3 năm công tác ở Trường THPT Lục Ngạn số 4, xã Tân Sơn, cô Hoàng Thị Hải Anh (SN 1996) đã thăm nhiều gia đình học trò, đến được gần hết các thôn bản của xã. Được biết, quê cô Hải Anh ở xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang). Sau khi tốt nghiệp đại học và là kiện tướng cờ vua, cô có nhiều cơ hội làm việc ở những nơi có môi trường thuận lợi hơn nhưng với tinh thần tuổi trẻ tình nguyện sẵn sàng đi đến những nơi xa, cô đăng ký thi và vui mừng nhận quyết định công tác tại Tân Sơn - một trong những xã đặc biệt khó khăn của Lục Ngạn. 

Cô giáo trẻ ở thành phố lên vùng cao công tác lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô trong Ban Giám hiệu và đồng nghiệp. Vừa giảng dạy chuyên môn, tham gia huấn luyện vận động viên cờ vua dự các giải đấu trong và ngoài tỉnh, cuối tuần cô Hoàng Thị Hải Anh còn vượt hơn 100 km về thăm gia đình rồi học cao học tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Trẻ trung, năng động, lại chưa vướng bận gia đình nên khó khăn này chưa thấm gì so với đồng nghiệp. Cùng ở khu tập thể với cô Hải Anh còn có nhiều thầy cô quê xa đảm đương “hai vai” vừa giảng dạy, vừa chăm con nhỏ như cô Liễu Thị Long, cô Trịnh Thị Thu Hằng nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Dạy học ở vùng cao không đơn thuần là nhiệm vụ trồng người. Ngoài việc vận động học sinh đến trường, nỗ lực đổi mới phương pháp để từng bước thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục với miền xuôi, mỗi dịp đầu năm học hoặc Tết Nguyên đán, nhiều thầy cô còn là cầu nối nhân ái vận động người thân, bạn bè nhiều phần quà ý nghĩa tặng cho học sinh hoàn cảnh khó khăn. 

Và còn biết bao chuyện vui buồn nữa mà các thầy cô ở miền núi, vùng cao đã trải qua. Tình yêu nghề và sự trưởng thành mỗi ngày của học trò là trái ngọt, nguồn động viên giúp các thầy cô tiếp tục bám trường, bám lớp, truyền dạy kiến thức cho học sinh vùng cao.

Tỉnh đoàn Bắc Giang: Tuyên dương 25 giáo viên trẻ tiêu biểu
(BGĐT) - Chào mừng 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2020), ngày 18/11, tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang, Tỉnh đoàn tổ chức tuyên dương 25 nhà giáo trẻ tiêu biểu, trao danh hiệu "Học sinh 3 tốt" gắn với sân chơi tiếng Anh các trường THPT trên địa bàn tỉnh năm 2020. 
Trao Bằng khen và sổ tiết kiệm tặng 63 giáo viên người dân tộc thiểu số
Tối 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đã trao sổ tiết kiệm và các phần quà tặng 63 giáo viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, mỗi sổ trị giá mười triệu đồng. 
Phó Thủ tướng gặp mặt đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số
Ngày 16/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam gặp mặt đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.
Cô giáo Việt Nam đầu tiên vào top 10 giáo viên toàn cầu
Cô Hà Ánh Phượng, 29 tuổi, giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ, vào top 10 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation công bố ngày 11/11.
Hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, tư thục địa bàn KCN: Thêm động lực gắn bó với nghề
(BGĐT) - Cùng với các chính sách hiện hành, từ ngày 1/11/2020, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực quy định giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp (KCN) được hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng/tháng. Chính sách này góp phần chia sẻ khó khăn và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay.
Pháp tạm giữ 9 người sau vụ giết hại một giáo viên
Ngày 17/10, các lực lượng an ninh Pháp đã tạm giữ và thẩm vấn 9 người để điều tra sau vụ chặt đầu một thầy giáo lịch sử - địa lý ở ngoại ô Paris gây chấn động cả nước Pháp vào chiều hôm trước.

Quang Vinh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...