Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh Bắc Giang đạt phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi

Cập nhật: 20:56 ngày 11/12/2020
(BGĐT) - Ngày 11/12, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do đồng chí Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra các điều kiện để công nhận tỉnh Bắc Gang đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) cho trẻ mầm non 5 tuổi. 

Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, Tài chính, Nội vụ, UBND một số địa phương thành viên Ban Chỉ đạo Xóa mù chữ - PCGD tỉnh. 

{keywords}

Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) phát biểu.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Xóa mù chữ - PCGD tỉnh, những năm qua, Sở GD&ĐT cùng các ngành chức năng tỉnh tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, bổ sung đội ngũ giáo viên, tạo thuận lợi để nâng chất lượng giáo dục mầm non.
Từ năm 2013 đến tháng 10/2020, tỉnh đã đầu tư hơn 1.438 tỷ đồng xây mới 2.642 phòng học và hàng trăm phòng chức năng, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục mầm non. Hiện toàn tỉnh có 249 trường mầm non, trong đó 236 trường công lập, 13 trường tư thục, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 89,96%; 100% trẻ trong độ tuổi phổ cập đều được đến lớp. Trẻ 5 tuổi trong các trường mầm non được học 2 buổi/ngày, ăn bán trú tại trường và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. 

Tại buổi kiểm tra, ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Xóa mù chữ - PCGD tỉnh cho biết với kết quả trên, hiện nay các xã, phường, thị trấn và 10 huyện, thành phố đều đạt chuẩn PCGD cho trẻ 5 tuổi. Đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT tham mưu với Chính phủ sớm ban hành Điều lệ trường mầm non; ban hành Đề án PCGD mầm non cho trẻ 4 tuổi và các thông tư hướng dẫn để định hướng cho địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện theo lộ trình.

{keywords}

Thành viên đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT trao đổi một số vấn đề về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Qua kiểm tra thực tế tại huyện Việt Yên, Yên Thế và làm việc tại Sở GD&ĐT, đồng chí Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non và thành viên đoàn kiểm tra đánh giá cao cấp ủy, chính quyền các cấp ở Bắc Giang đã quan tâm ưu tiên nguồn lực cho giáo dục mầm non phát triển. Đặc biệt, Bắc Giang có nhiều chỉ tiêu cao hơn toàn quốc như: Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia, kiên cố hóa trường lớp, huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Môi trường giáo dục thân thiện, xanh, sạch, đẹp, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường của  phụ huynh. Sau buổi làm việc này, đoàn công tác sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Bộ GD&ĐT công nhận tỉnh Bắc Giang đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non đề nghị Sở GD&ĐT và các ngành Tài chính, Nội vụ tiếp tục rà soát, tham mưu với tỉnh đầu tư bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục mầm non với những địa bàn còn khó khăn, nhất là khu công nghiệp, vùng tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bảo đảm trẻ em đến trường được học tập, vui chơi, chăm sóc trong điều kiện an toàn nhất. 

{keywords}

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra tại Trường Mầm non thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế).

Đồng chí cũng chia sẻ khó khăn với công việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ của giáo viên và mong muốn cùng với các chính sách chung của Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nghiên cứu sớm có cơ chế đặc thù nhằm động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề. Phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT bám sát các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, kịp thời tham mưu với Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trong tỉnh thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Hải Vân

Hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, tư thục địa bàn KCN: Thêm động lực gắn bó với nghề
(BGĐT) - Cùng với các chính sách hiện hành, từ ngày 1/11/2020, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực quy định giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp (KCN) được hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng/tháng. Chính sách này góp phần chia sẻ khó khăn và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay.
Cả nước có 68,2% trẻ mầm non ra lớp
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 15.433 trường mầm non và gần 15.500 cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Tổng số trẻ mầm non được huy động ra lớp là gần 5,2 triệu trẻ, đạt tỷ lệ 68,2% tổng số trẻ trong độ tuổi. Trong đó, tỷ lệ trẻ độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 26,5%; tỷ lệ trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%.
Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Ngày 21/10, tại Hà Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020.
Hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non ở khu công nghiệp
Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.
 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...