Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làng tiến sĩ xưa và nay

Cập nhật: 08:49 ngày 14/02/2021
(BGĐT) - Thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa) và thôn Song Khê, xã Song Khê (TP Bắc Giang) là hai địa danh nổi tiếng truyền thống khoa bảng. Ngày nay, các thế hệ con cháu tiếp tục phát huy truyền thống, thành danh trên các lĩnh vực KT-XH.

Cẩm Xuyên - Đất nghèo nuôi chí học

{keywords}

Lãnh đạo Hội Khuyến học huyện Hiệp Hòa và xã Xuân Cẩm gặp mặt, chúc mừng gia đình ông Ngô Duy Tình và các con cháu.

Xã Xuân Cẩm - vùng quê nổi danh với nhiều người con có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ. Ông Ngô Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học xã Xuân Cẩm tự hào nói: “Nhiều người sinh ra trong gia đình nghèo nhưng giàu nghị lực vươn lên, học hành thành đạt. Xuân Cẩm có hơn 120 người có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân. 

Tiêu biểu như: Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân La Văn Bình (SN 1938), từng công tác tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Ngô Thế Chi (SN 1953), Giám đốc Học viện Tài chính (Hà Nội); Tiến sĩ Hoàng Thị Liễu (SN 1951), Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính (Bộ Tài chính); Tiến sĩ Ngô Quang Chúc (SN 1952), Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, giảng viên Trường Đại học Y Thái Nguyên.

Gia đình ông Ngô Văn Nghị, thôn Cẩm Xuyên có 8 con, cháu, chắt là tiến sĩ. Xuân Tân Sửu này, ông Nghị bước sang tuổi 92 song trời phú cho ông trí tuệ minh mẫn. Ông không có bàn tay trái do bẩm sinh, gia đình nghèo khó, để vượt qua cảnh đói nghèo nuôi đàn con khôn lớn. Từ tấm gương người con trai cả là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, lớp con cháu đều noi theo truyền thống, không ngừng cố gắng. Trong đó, tiêu biểu là những tiến sĩ trẻ: Ngô Thị Thu Hương (SN 1982), Ngô Văn Hậu (SN 1983), Ngô Văn Lượng (SN 1991).

Ở thôn Cẩm Xuyên còn có vợ chồng ông Ngô Duy Tình, bà La Thị Lợi quanh năm làm ruộng, chạy chợ buôn bán nuôi 4 người con học giỏi. Hiện ông bà có 3 con trai, con gái, con dâu có bằng tiến sĩ tại nước ngoài.

Mới đây, khi chúng tôi đến thăm đúng dịp gia đình chạp họ, con cháu tề tựu đông đủ, bà Lợi phấn khởi cho hay: "Nay các con đều có sự nghiệp riêng, cuộc sống gia đình sung túc, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất với người làm cha mẹ như chúng tôi".

Song Khê - Phát huy truyền thống khoa bảng

Làng Song Khê trước kia thuộc huyện Yên Dũng, nay là thôn Song Khê 1 và Song Khê 2, xã Song Khê (TP Bắc Giang) nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt, làm quan nên còn có tên gọi khác là “làng tiến sĩ”. Ông Đào Văn Dư, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ, theo sử sách ghi lại, truyền thống khoa bảng ở làng bắt đầu khi Quách Nhẫn đỗ đệ nhất giáp, đệ tam danh Thám hoa khoa thi Thái học sinh năm Ất Hợi niên hiệu Bảo Phù 3 (năm 1275). 

Những năm sau, làng Song Khê có nhiều người đỗ đạt làm quan nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là bố con tiến sĩ Đào Toàn Bân và Đào Sư Tích (thế kỷ XIV). Tiếp nối truyền thống của cha ông, đến nay xã Song Khê có hơn 300 người đỗ đại học, 9 tiến sĩ, gần 40 người được phong hàm cấp tá.

Ông Đào Văn Họp, Trưởng Ban Khuyến học dòng họ Đào Văn, xã Song Khê cho biết: “Các tiến sĩ Đào Toàn Bân và Đào Sư Tích là tấm gương sáng để các thế hệ dòng họ Đào Văn noi theo. Hiện trong dòng họ có Tiến sĩ Đào Văn Hội sinh sống và làm việc ở TP Hà Nội, 6 thạc sĩ và hàng chục cháu đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Đây là đội ngũ kế cận sẽ tiếp nối truyền thống của dòng họ”.

Được biết, dòng họ Đào Văn gốc ở xã Song Khê hiện có khoảng 2,7 nghìn hộ đang sinh sống ở các tỉnh: Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình và TP Hồ Chí Minh... Để khuyến khích, động viên con em có thành tích trong học tập, dòng họ chọn ngày 9/10 âm lịch hằng năm là ngày trao thưởng (ngày 10/10 là ngày giỗ họ). Hiện Quỹ Khuyến học của dòng họ thường xuyên duy trì hơn 100 triệu đồng dành để khen thưởng con cháu đạt thành tích cao trong học tập.

Lan tỏa phong trào

Học cao, hiểu rộng, làm chủ cuộc sống là khát vọng vươn tới của các nho sinh xưa và thế hệ trẻ ngày nay. Phát huy truyền thống khoa bảng của ông cha, toàn tỉnh hiện có 81,1 gia đình học tập; 2,8 nghìn dòng họ được công nhận dòng họ học tập; gần 2 nghìn cộng đồng được công nhận đơn vị học tập... Ở các huyện, thành phố đều xuất hiện những dòng họ tiêu biểu như: Ngô Văn (Lạng Giang); Ngô (Tân Yên); La, Ngô (Hiệp Hòa); Phạm, Trần (Yên Dũng); Hà Chí, Giáp (TP Bắc Giang)… 

Đồng chí Đào Xuân Cần, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Phong trào khuyến học tại Bắc Giang phát triển sâu rộng, vững mạnh là nhờ được xây dựng từ nền tảng truyền thống của gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư. 

Nhiều giáo sư, tiến sĩ, người có trình độ đại học và trên đại học đang lao động, công tác đã làm rạng danh, tô thắm thêm truyền thống văn hiến của quê hương, đồng thời truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ thi đua học tập. Thời gian tới, các cấp hội khuyến học tiếp tục biểu dương, khen thưởng, tôn vinh gia đình, tập thể, cá nhân tiêu biểu, góp phần lan tỏa phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập suốt đời.

Việt Anh - Hải Vân

Làng tiến sĩ - Làng kinh tế
(BGĐT) - Làng Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có 502 hộ với 2.500 khẩu. Vùng quê cách mạng này hiện có 18 tiến sĩ công tác trên mọi miền tổ quốc. Nhiều gia đình có từ 3 đến 4 tiến sĩ như gia đình các ông: Ngô Thế Chi, La Bình. 
Khuyến học ở “Làng tiến sĩ”
(BGĐT)-Nằm ven sông Cầu, làng Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) được nhiều người biết đến bởi truyền thống hiếu học và sự xuất hiện của hàng chục tiến sĩ, thạc sĩ chỉ trong vẻn vẹn hơn 500 hộ gia đình.
Dòng họ Đỗ ở “làng Tiến sĩ”
(BGĐT)-Thôn Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên (Bắc Giang) nổi tiếng hiếu học từ bao đời. Trong số 18 dòng họ hiếu học ở đây, dòng họ Đỗ luôn là điểm sáng.
Cẩm Xuyên - "Làng tiến sĩ"
(BG)-Dù quanh năm một nắng hai sương trồng dâu nuôi tằm, cấy lúa, cuộc sống còn trĩu nặng những lo toan nhưng nhiều năm qua, người dân thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hoà) vẫn dành dụm, chắt chiu nuôi con ăn học. Không phụ công cha mẹ, con em trong thôn đã và đang ngày càng đỗ đạt, trở thành những cử nhân, tiến sĩ làm rạng danh quê hương.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...