Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Giáo dục
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Tháo gỡ khó khăn khi chuyển lớp lẻ về điểm trường chính ở xã Vô Tranh (Lục Nam)

Cập nhật: 15:32 ngày 08/10/2021
(BGĐT) - Huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang thực hiện chủ trương dồn ghép các lớp học ở khu lẻ về điểm trường chính nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, khi triển khai ghép khu lẻ thôn Cầu Dầy (xã Vô Tranh) về trường trung tâm đã vấp phải sự phản đối của người dân.

Không muốn con đi học xa, cha mẹ phản đối dồn ghép điểm lẻ

Thực hiện chủ trương dồn ghép điểm học lẻ về trường chính, ngày 2/10, chính quyền xã và Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 tiến hành di chuyển bàn ghế ở khu Cầu Dầy đến điểm trường trung tâm ở thôn Gàng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã phản đối. 

Lý do các phụ huynh đưa ra là do khoảng cách giữa khu lẻ với khu chính khá xa, bình quân khoảng 4 km, xa nhất là thôn Đồng Mận cách khoảng 7 km. Học ở điểm trường chính phụ huynh không yên tâm khi để con em đạp xe đi về trên đường trong khi mật độ phương tiện giao thông đông đúc, nguy cơ mất an toàn. 

{keywords}

Khu lẻ Cầu Dầy của Trường Tiểu học Vô Tranh số 1.

Chị Nguyễn Thị Trang có con học lớp 2 và lớp 5 cho biết: “Nếu dời về điểm trường chính, gia đình sẽ gặp khó khăn khi phải sắp xếp thời gian đưa đón con đi học 4 lần/ngày”. 

Được biết, để chuẩn bị cho việc dồn ghép điểm lẻ, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 đã tổ chức họp phụ huynh toàn trường và họp riêng với phụ huynh có con học tại khu Cầu Dầy. Trực tiếp đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã về dự họp Chi bộ thôn để phổ biến chủ trương, tuyên truyền, vận động song phụ huynh học sinh vẫn không đồng thuận.

Trước sự phản đối của người dân, UBND xã Vô Tranh quyết định tạm thời chưa di chuyển bàn ghế, nhà trường vẫn bố trí giáo viên dạy tại khu lẻ Cầu Dầy; đồng thời tuyên truyền, từng bước vận động nhân dân ủng hộ chủ trương.

{keywords}

Một lớp học tại khu Cầu Dầy.

Năm học 2021- 2022, Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 có 504 học sinh ở khu chính thôn Gàng và 2 khu lẻ. Trong đó, điểm Cầu Dầy có 157 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 với 5 phòng học trên diện tích hơn 2 nghìn m2.

Sau hơn 20 năm sử dụng, cơ sở vật chất tại đây đã xuống cấp, chật chội, không bảo đảm tổ chức giảng dạy. Đại diện nhà trường cho biết, bên cạnh những phụ huynh phản đối thì một số cha mẹ học sinh đồng tình đưa con em ra khu chính học. Từ ngày 4 đến 7/10, có 38 học sinh ở khu lẻ Cầu Dầy đã đến học tại khu chính. Các em đến trường bằng ô tô dịch vụ (nhà xe hỗ trợ miễn phí đưa đón 1 tuần đầu). 

{keywords}

Phụ huynh tập trung ở khu Cầu Dầy phản đối địa phương dồn ghép điểm lẻ. 

Sẽ tổ chức ăn bán trú, bố trí dịch vụ đưa đón học sinh

Ông Bùi Quang Chúc, Chủ tịch UBND xã Vô Tranh cho biết: Xã có 2 trường tiểu học, trường số 1 (thôn Gàng) và trường số 2 (thôn Ao Sen). Trong đó khu lẻ Cầu Dầy và Đồng Mạ thuộc trường số 1 diện tích nhỏ không thể xây dựng các phòng chức năng cũng như tổ chức hoạt động giáo dục một cách thuận lợi. 

Thực hiện văn bản số 972 ngày 27/8/2018 của UBND huyện Lục Nam về việc quy hoạch điểm trường, lớp học trên địa bàn giai đoạn 2018- 2021 nhằm khắc phục bất cập của mạng lưới trường lớp nhỏ lẻ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từng bước nâng chất lượng giáo dục toàn diện, Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 và UBND xã đã có tờ trình HĐND xã ban hành nghị quyết về việc ghép khu lẻ Cầu Dầy về khu chính ở thôn Gàng (riêng khu Đồng Mạ sẽ dồn ghép trong giai đoạn 2025- 2030). 

Cuối năm 2020, xã xây dựng xong tại khu chính dãy nhà 2 tầng gồm 6 phòng học kiên cố, kinh phí xây dựng 2 tỷ đồng từ chương trình xây dựng nông thôn mới. Điểm trường chính có đủ phòng học, các phòng chức năng dạy Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, bể bơi, sân chơi thể thao cho học sinh học tập và phát triển kỹ năng, sẵn sàng đón học sinh ở khu lẻ về đây học tập. 

Thầy giáo Vũ Trí Đoàn, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: "Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học này, học sinh lớp 2 sẽ được học sách giáo khoa điện tử nhưng tường xây vôi cát lâu năm đã yếu nên không gắn được ti vi để phục vụ việc học tập. Năm học sau, Tiếng Anh và Tin học là môn học chính thức đối với học sinh lớp 3, chúng tôi muốn đưa các em ra khu trung tâm để bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất học tập tốt hơn". 

Trước sự việc nhiều người dân địa phương phản đối việc di chuyển bàn ghế, không cho con em ra học ở khu chính, UBND xã, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 đã báo cáo với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo. 

Theo ông Vũ Thanh Hải, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam, chủ trương dồn ghép điểm lẻ được triển khai từ năm 2018 đến nay đã hoàn thành ở một số trường, như: Tiểu học Trường Sơn; Tiểu học Nghĩa Phương số 1; Tiểu học Đan Hội... Tại những nơi đã dồn ghép xong, học sinh được học tập trong môi trường, điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, chất lượng giáo dục tốt hơn. Năm nay, một số xã như Vô Tranh, Bảo Sơn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch. Trước mắt, UBND xã và nhà trường cần tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ huynh đồng thuận với chủ trương của huyện, xã và ngành giáo dục, mục tiêu cao nhất là hướng tới lợi ích của học sinh.

{keywords}

Khu chính của Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 được xây dựng khang trang.

Để khắc phục những khó khăn, bảo đảm quyền lợi học tập và sự an toàn cho học sinh, theo ông Dương Công Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam, huyện đã chỉ đạo UBND xã, nhà trường bố trí đưa đón học sinh đi lại bằng ô tô dịch vụ. Đề nghị địa phương phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền đảng viên, hội viên, đoàn viên hiểu rõ chủ trương, phối hợp cùng chính quyền nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập. 

Tại khu lẻ Cầu Dầy có 7 em hộ khẩu thường trú tại thôn Đồng Mận, cách Trường Tiểu học Vô Tranh số 1 chừng 5 - 6 km song cách Trường Tiểu học Vô Tranh số 2 chỉ khoảng 2 km, đi lại khá thuận lợi. Nếu gia đình và các em có nguyện vọng, địa phương sẽ tạo điều kiện để các em chuyển đến học tại trường số 2. Huyện cũng chỉ đạo nhà trường vẫn bố trí giáo viên giảng dạy ở khu Cầy Dầy để bảo đảm chương trình học tập của các em. 

Được biết, UBND xã Vô Tranh và nhà trường sẽ mua bổ sung bàn ghế mới, khảo sát nguyện vọng các gia đình để tổ chức ăn bán trú cho học sinh tại điểm trường trung tâm. Đồng thời tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm giảm chi phí sử dụng dịch vụ ô tô đưa đón cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Về lâu dài, xã Vô Tranh sẽ mở rộng diện tích, xây dựng thêm cơ sở vật chất ở điểm trường trung tâm để tiến tới xóa điểm lẻ khu Đồng Mạ, đưa toàn bộ học sinh về học tại điểm trường chính.

Nhóm PV

Sáp nhập Trường Trung cấp Y tế vào Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang
(BGĐT) - Ngày 26/7, tại Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang, xã Quế Nam (Tân Yên), UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định sáp nhập Trường Trung cấp Y tế vào Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang. Tới dự có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, một số sở, ngành, cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh. 
Sáp nhập trường học: Nâng trách nhiệm của hiệu trưởng
(BGĐT) - Nhằm giảm đầu mối, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường học theo tinh thần sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị, thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII) và các văn bản chỉ đạo của tỉnh, năm học này, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã sắp xếp, sáp nhập 18 trường học.
Dạy tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Chủ động các điều kiện, bảo đảm đúng lộ trình
(BGĐT) - Chương trình Giáo dục phổ thông mới quy định từ năm học 2022-2023, Tin học là môn bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 trở lên. Điều này đặt ra yêu cầu sớm chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ để tổ chức giảng dạy theo đúng lộ trình.
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới
(BGĐT) - Từ năm học 2020-2021, cùng với cả nước, tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Các địa phương đang khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...