Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Tổ chức dạy và học linh hoạt, nâng chất lượng giáo dục toàn diện

Cập nhật: 20:19 ngày 21/02/2022
(BGĐT) - Chiều 21/2, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị kiểm điểm việc thực hiện một số kế hoạch, đề án đến năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và các huyện, TP.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn chỉ đạo tại hội nghị.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã triển khai một số kế hoạch, đề án trọng tâm liên quan đến phát triển giáo dục mầm non; phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; lộ trình nâng trình độ chuẩn cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025.

Thực hiện kế hoạch, đề án của UBND tỉnh, ngành GD&ĐT đã triển khai chủ động, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh kéo dài. Các nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện tốt các phương án tổ chức dạy và học thích ứng linh hoạt, an toàn với các cấp độ dịch và duy trì các hoạt động giáo dục bảo đảm chất lượng, nội dung chương trình. Đến nay toàn tỉnh có 704 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt trên 93%, 120 trường đạt chuẩn mức độ 2, đạt 16%.

Thảo luận tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ giáo viên ở các cấp học chưa đạt theo quy định, nhất là bậc mầm non và tiểu học do quy mô học sinh tăng. Nhiều trường chưa có giáo viên tin học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều đơn vị thiếu phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới. Một số huyện có tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học thấp như: Hiệp Hòa, Lục Ngạn.

Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chất lượng dạy và học môn học tiếng Anh còn hạn chế, nhất là kỹ năng giao tiếp. Quy mô, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình giáo dục thường xuyên kết hợp với học trung cấp nghề chưa cao (10%). Trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề, đặc biệt là thiết bị thực hành đã cũ, chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Chất lượng giáo dục toàn diện của một số trường đạt chuẩn còn chênh lệch lớn giữa các vùng, miền. 

{keywords}

Đồng chí Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn nêu ý kiến.

Phát biểu kết luận, đồng chí Mai Sơn đánh giá cao nỗ lực mà ngành GD&ĐT tỉnh đã đạt được thời gian qua, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành vẫn là điểm sáng của cả nước về thực hiện “mục tiêu kép” vừa bảo đảm chất lượng giáo dục, vừa kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Đồng chí yêu cầu, UBND các huyện, TP chủ động tham mưu với cấp ủy ban hành nghị quyết, kế hoạch, chương trình về phát triển GD&ĐT; rà soát lập quy hoạch chi tiết về phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới.

Đồng chí chỉ đạo tiếp tục tổ chức dạy và học linh hoạt, nâng chất lượng giáo dục toàn diện. Đề nghị ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc học sinh nhiễm Covid-19 tại nhà, không để chuyển nặng. Các địa phương không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khi đến trường. Các nhà trường thực hiện xét nghiệm tầm soát đối với trường hợp nguy cơ cao, hạn chế tổ chức ăn bán trú.

Đối với thực hiện chuyển đổi số, đồng chí yêu cầu ngành giáo dục cần rà soát kỹ và làm việc với các nhà mạng để nâng cấp đường truyền, hạ tầng công nghệ thông tin, khai thác các học liệu có sẵn phục vụ hiệu quả việc dạy và học.

Đồng chí đề nghị thời điểm này, nhà trường đẩy mạnh việc phân luồng học sinh THCS, THPT. Sở GD&ĐT chủ động ký kết chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu học nghề của học sinh và phục vụ thị trường lao động, tiếp tục huy động các nguồn lực kiên cố hóa trường lớp học, phấn đấu đến năm 2023 tỷ lệ kiên cố hóa toàn tỉnh đạt 100%. Các nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng trường học đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đánh giá lại chất lượng dạy và học tiếng Anh bảo đảm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh cao hơn chuẩn chung của quốc gia.

Tin, ảnh: Minh Thu

Cần nâng trình độ cho giáo viên dạy môn học tích hợp
(BGĐT) - Hiện nay, hầu hết các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có giáo viên dạy được tất cả các phân môn  trong môn học tích hợp của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
Tám trường công an tổ chức thi riêng để tuyển sinh đại học
Năm 2022, lần đầu tiên khối trường công an tổ chức thi đánh giá, kiểm tra kiến thức Toán, Văn và kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống để tuyển sinh.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bổ sung phương thức xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực riêng
Theo thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong kỳ tuyển sinh năm 2022, trường có 5 phương thức xét tuyển là xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, xét học bạ THPT, kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu, xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...