Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bước đột phá từ xây dựng trường trọng điểm

Cập nhật: 20:18 ngày 19/06/2022
(BGĐT) - Xây dựng và phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao là chủ trương của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2015 - 2025, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 

Tiếp cận mô hình giáo dục tiên tiến

Thực hiện đề án phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao theo quyết định số 782/QĐ-UBND, ngày 7/5/2015 của UBND tỉnh, các huyện, TP đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, thu hút giáo viên giỏi về giảng dạy tại trường trọng điểm. 

{keywords}

Cô và trò Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) - một trong 11 trường chất lượng cao của tỉnh luôn dẫn đầu về tỷ lệ học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp và thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Ảnh: Mai Toan

Sau gần 7 năm thực hiện, các trường đã có sự thay đổi lớn về cơ sở vật chất, cảnh quan học đường, chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh xây mới 136 phòng học, phòng bộ môn, 7 nhà đa năng tại các ngôi trường này. 7 cơ sở giáo dục chất lượng cao có khu nhà bán trú, nhà ăn dành cho học sinh. Hai trường được xây dựng ra khu vực mới khang trang, hiện đại là THCS Tân Tiến (TP Bắc Giang) và THCS thị trấn Nham Biền số 1 (Yên Dũng).

Theo ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường chất lượng cao đều đã tiếp cận mô hình giáo dục tiên tiến, thân thiện. Ngoài việc bảo đảm chương trình giảng dạy theo quy định, các trường còn tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tích hợp kiến thức liên môn, từng bước giảng dạy song ngữ một số môn học theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với khả năng phát triển của học sinh.

Đến nay, 9 huyện trên địa bàn tỉnh đều chọn một cơ sở giáo dục bậc THCS để xây dựng trường chất lượng cao. Riêng TP Bắc Giang xây dựng 2 trường là: THCS Lê Quý Đôn và THCS Tân Tiến.

Trường THCS Lê Quý Đôn được thành lập mới và xây dựng từ năm 2017 với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng. Các tòa nhà kết nối liên thông theo hướng hiện đại. Nhà trường có 50 cán bộ, giáo viên trình độ đại học và trên đại học, đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp TP nhiều chu kỳ. Cô giáo Ngô Thị Thu Hương, Hiệu trưởng cho biết: Ở đây có hơn 500 học sinh là những em xuất sắc được thi tuyển và xét tuyển bổ sung hằng năm. 

Đầu vào tốt chưa đủ để tạo nên đầu ra chất lượng cao nếu nhà trường không có đường lối, giải pháp giáo dục hiệu quả. Sau khi vào học, giáo viên tiếp tục phân loại học sinh theo nhóm năng khiếu, sở trường để bồi dưỡng. Bởi vậy, nhiều năm liên tục, Trường THCS Lê Quý Đôn dẫn đầu cuộc thi chọn học sinh giỏi bậc THCS toàn TP và tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ học sinh đỗ vào hệ thống các trường THPT chuyên trong và ngoài tỉnh cao.

Đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 11 trường THCS trọng điểm, trong đó có 97 lớp chất lượng cao với 3,3 nghìn học sinh. Các trường trọng điểm đều có tỷ lệ học sinh đạt điểm cao vào lớp 10 các trường THPT, trở thành thủ khoa, á khoa và đặc biệt có đông thí sinh đỗ vào các trường THPT chuyên trong và ngoài tỉnh.

Từ hiệu quả về chất lượng giảng dạy theo mô hình chất lượng cao, trong bối cảnh dân số đô thị tăng, năm học tới, TP Bắc Giang lựa chọn thêm Trường THCS Tân Tiến để xây dựng trường trọng điểm. Ngoài tuyển sinh các lớp đại trà, trường sẽ tuyển 2 lớp 6 và bổ sung 2 lớp 7 chất lượng cao.

Ông Đặng Thiều Quang, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang cho biết: Huyện xây dựng cơ sở giáo dục trọng điểm tại Trường THCS thị trấn Vôi số 1. Trước xu thế hội nhập, ngoài chú trọng giáo dục toàn diện, nhà trường còn tăng cường dạy môn tin học, ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng mềm. 

Để thu hút nguồn nhân lực, huyện Lạng Giang có cơ chế ưu đãi giảm số lượng tiết giảng đại trà, tăng thù lao giờ dạy đội tuyển, chú trọng bồi dưỡng, tạo nguồn, ưu tiên bổ nhiệm cán bộ quản lý. Gần đây, 3 giáo viên giỏi của trường trọng điểm được luân chuyển sang các trường khác để bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó. Trong môi trường giáo dục chất lượng cao vừa đào tạo được học sinh phát triển toàn diện, vừa bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nhân lực

Đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 11 trường THCS trọng điểm, trong đó có 97 lớp chất lượng cao với 3,3 nghìn học sinh. Các trường trọng điểm đều có nhiều học sinh đạt điểm cao vào lớp 10 các trường THPT, có em trở thành thủ khoa, á khoa và đặc biệt có đông thí sinh đỗ vào Trường THPT Chuyên Bắc Giang.

Năm học 2021-2022 khép lại trong niềm vui của toàn ngành giáo dục khi vượt qua muôn vàn khó khăn của đại dịch Covid-19, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá nằm trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Các trường THCS: Thị trấn Vôi số 1 (Lạng Giang), thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Thân Nhân Trung (Việt Yên) đều có học sinh giành huy chương, đoạt giải cao trong những kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. 

Đánh giá theo số lượng giải học sinh giỏi cấp tỉnh, trường trọng điểm của TP Bắc Giang xếp thứ nhất, tiếp theo là trường trọng điểm của huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên.

Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh bậc THCS, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 697 thí sinh tham gia thì có 363 học sinh đoạt giải, trong đó có đến 80% là học sinh các trường trọng điểm. 

Tiêu biểu như em: Phùng Thị Ánh Tuyết, Trường THCS thị trấn Cao Thượng, đoạt giải Nhất môn Tiếng Anh; Nguyễn Tuấn Hùng, Trường THCS Thân Nhân Trung, giải Nhất môn Toán; Nguyễn Bùi Phương Linh, Trường THCS Lê Quý Đôn, giải Nhất môn Ngữ văn. Đánh giá theo số lượng giải học sinh giỏi cấp tỉnh, trường trọng điểm của TP Bắc Giang xếp thứ nhất, tiếp theo là trường trọng điểm của huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường trọng điểm ở các huyện Sơn Động, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam còn chậm. Nhiều trường chưa có khu nhà nội trú, bếp ăn nên chưa thu hút được học sinh ở các xã, thị trấn xa khu vực trung tâm về học tập. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, một số thầy, cô chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi nhiều giáo viên lo lắng trước áp lực về thành tích trong giảng dạy mũi nhọn không muốn luân chuyển về trường trọng điểm.

Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, TP tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của trường trọng điểm. Trong đó chú trọng mở rộng diện tích các sân chơi, bãi tập, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất song hành với học văn hóa, bảo đảm các điều kiện ăn, ở cho học sinh ở xa. 

Toàn tỉnh hiện có 486 cán bộ, giáo viên đang làm việc tại các trường trọng điểm. Nhằm xây dựng đội ngũ có năng lực vượt trội, dịp hè này, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, TP tập trung cao bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở tất cả các nhà trường, yêu cầu thầy, cô thường xuyên đổi mới, tiếp cận nhanh với chương trình giáo dục phổ thông mới, nâng chất lượng giáo dục đại trà. 

Đồng thời rà soát, sắp xếp, bố trí người có chuyên môn giỏi về giảng dạy tại trường trọng điểm. UBND các huyện, TP nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế ưu đãi, thu hút giáo viên giỏi để thầy, cô chuyên tâm với công tác giảng dạy tại các trường trọng điểm.

Bài, ảnh: Minh Thu

Bắc Giang: Tổ chức dạy và học linh hoạt, nâng chất lượng giáo dục toàn diện
(BGĐT) - Chiều 21/2, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị kiểm điểm việc thực hiện một số kế hoạch, đề án đến năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Kỹ năng STEM-Hướng tới giáo dục toàn diện
Với bề dày truyền thống trong thi đua dạy tốt, học tốt, Trường THPT Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) luôn nằm trong top đầu toàn quốc về đổi mới dạy và học. Nổi bật là mô hình phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh thông qua nghiên cứu khoa học theo định hướng giáo dục mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không vận động phụ huynh mua sách tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường không vận động học sinh, phụ huynh mua xuất bản phẩm ngoài danh mục sách giáo khoa dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án dạy học môn Lịch sử
Ngày 12/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và việc dạy học môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học
Chương trình nhằm trang bị cho học viên các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về hoạt động tư vấn du học; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong hoạt động tư vấn du học.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...