Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ

Cập nhật: 08:42 ngày 29/07/2022
(BGĐT) - Theo lộ trình, năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở các lớp 3, 7 và 10. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, tỉnh Bắc Giang quan tâm bồi dưỡng, bổ sung nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Nhiều môn học mới thiếu giáo viên

Năm học 2022-2023, lần đầu tiên cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT. Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình ở lớp 10 xuất hiện thêm nhiều môn như: Nghệ thuật, giáo dục kinh tế và pháp luật, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hiện nay, tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh chưa có giáo viên giảng dạy bộ môn này và có thể sẽ chưa triển khai dạy ngay trong năm học tới. 

{keywords}

Giáo viên Trường Tiểu học Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) trao đổi về chương trình sách giáo khoa mới lớp 3.

Thầy giáo Lê Đình Khương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 2 cho biết: Nhà trường có hơn 500 học sinh vừa trúng tuyển vào lớp 10 nhưng hiện vẫn chưa có đội ngũ dạy môn Nghệ thuật. Trước mắt, nhà trường sẽ trang bị đồ dùng, cơ sở vật chất cho môn học này. Riêng việc giảng dạy sẽ thực hiện trong năm học tiếp theo khi sắp xếp được giáo viên. Bù lại, nhà trường sẽ đẩy mạnh sinh hoạt ngoại khóa các câu lạc bộ nghệ thuật để học sinh tham gia, thể hiện năng khiếu.

Điểm mới của chương trình lớp 10 là ngoài những môn bắt buộc, học sinh được chọn các môn tự chọn theo sở thích dẫn đến khả năng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Bởi sẽ có môn học được quá nhiều học sinh chọn không đủ giáo viên đứng lớp. Ngược lại, môn ít học sinh chọn, thậm chí không đăng ký sẽ thừa giáo viên.

Ở bậc tiểu học, Tin học, Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trong chương trình học lớp 3, thay vì môn học tự chọn như hiện nay. Trong khi toàn tỉnh có 223 giáo viên Tin học/243 trường. Số giáo viên phân bổ không đều, nhiều trường không có giáo viên Tin học. Chương trình mới đòi hỏi mỗi trường phải có ít nhất một giáo viên Tin học mới đáp ứng việc dạy học lớp 3 năm tới và lớp 4, lớp 5 những năm tiếp theo. 

Riêng trường có quy mô từ 20 lớp trở lên cần 2 giáo viên bộ môn này. Theo ông Đỗ Văn Quý, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Giang, ngành giáo dục TP thiếu khoảng 170 giáo viên tiểu học. Đối với các môn như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý ở bậc THCS, các trường cũng chưa có giáo viên dạy tích hợp mà vẫn phải bố trí giáo viên dạy từng phân môn.

Toàn tỉnh hiện có gần 17,9 nghìn cán bộ, giáo viên bậc tiểu học, THCS, THPT. Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá, các bậc học đều thiếu nhân lực phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là thiếu giáo viên tiểu học và ở một số bộ môn. Tỷ lệ giáo viên đứng lớp bậc tiểu học trên địa bàn tỉnh mới đạt 1,39 giáo viên/1 lớp (quy định là 1,5 giáo viên/1 lớp). Bậc THCS thiếu hơn 600 giáo viên. Bậc THPT thiếu vài chục giáo viên ở các môn học mới.

Xây dựng đội ngũ giáo viên ổn định

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ không chỉ cho một năm học tới mà trong cả giai đoạn, mang tính ổn định, lâu dài, từ năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

{keywords}

Giáo viên Trường THCS Tân Dĩnh (Lạng Giang) tìm hiểu sách giáo khoa điện tử lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong đó chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, bảo đảm đủ giáo viên cho từng môn học.

Ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tuyển dụng bổ sung số lượng giáo viên các cấp học và ưu tiên tuyển môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình đến năm 2025 bảo đảm đủ định mức biên chế giáo viên/lớp. Năm nay, toàn tỉnh tuyển 534 chỉ tiêu giáo viên vào tháng 8 để bổ sung nguồn nhân lực trước thềm năm học mới. Những năm tiếp theo tuyển từ 400-520 chỉ tiêu.

Năm nay, tỉnh Bắc Giang tuyển 534 chỉ tiêu giáo viên vào tháng 8 để bổ sung nguồn nhân lực trước thềm năm học mới. Những năm tiếp theo tuyển từ 400-520 chỉ tiêu.

Với nguồn nhân lực hiện có, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu chương trình năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp, sắp xếp, bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ khoa học, hợp lý.

Được biết, Trường THCS Tân Dĩnh (Lạng Giang) có 6 lớp 7 với 261 học sinh. Cô giáo Lê Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, nhà trường rà soát đánh giá lại đội ngũ và lựa chọn giáo viên có chuyên môn tốt dạy môn tích hợp lớp 6 và lớp 7. Như vậy, từ việc nhiều giáo viên dạy các phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý sẽ giảm xuống còn 1 người có thể đảm nhận khi dạy tích hợp.

Hiện nay, toàn tỉnh đang rà soát lại tổng thể nhân lực ngành giáo dục để xây dựng phương án điều tiết việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Thực tế, trên địa bàn tỉnh đang thừa giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật bậc tiểu học, THCS. Sở Giáo dục và Đào tạo đang xem xét số giáo viên dạy môn học này có trình độ đại học trở lên sẽ bố trí dạy môn Nghệ thuật ở các trường THPT.

Ở một số môn học thiếu giáo viên như: Tin học, Tiếng Anh, các trường sẽ chủ động sắp xếp nhân lực hiện có và tăng cường từ các trường xung quanh, chi trả đầy đủ chế độ thừa giờ. Năm học vừa qua, huyện Việt Yên dành 14 tỷ đồng chi trả thừa giờ cho giáo viên. Riêng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng là môn học mới yêu cầu giáo viên bao quát kiến thức của nhiều lĩnh vực để triển khai bài giảng hiệu quả nên các trường dự kiến phân công giáo viên chủ nhiệm đảm trách môn học này.

Đối với trường miền núi, vùng khó khăn, hầu hết các nhà trường đều hợp đồng giáo viên ở các môn học thiếu nhân lực giảng dạy, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong dịp hè để mỗi giáo viên chủ động thiết kế bài giảng phù hợp, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bài, ảnh: Minh Thu

Trước ngày 30/7, công bố điểm sàn ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. Theo kế hoạch, một trong những công việc quan trọng của các sở giáo dục và đào tạo là phải hoàn thành công tác tập huấn tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm 2022 trước ngày 22/7.
Điều động gần 12.000 cán bộ, giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời điểm này, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022 đang được các địa phương tích cực triển khai với cùng quyết tâm tổ chức kỳ thi an toàn, chất lượng. Kỳ thi sẽ diễn ra đúng kế hoạch vào ngày 7 và 8/7 với hơn 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi.
Huyện Tân Yên tuyên dương giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc
(BGĐT) - Ngày 19/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2021-2022. 
TP Bắc Giang tuyên dương hơn 1 nghìn giáo viên, học sinh giỏi
(BGĐT) - Ngày 18/5, UBND TP Bắc Giang tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý có thành tích xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp TP năm học 2021- 2022. Tới dự có đồng chí Vũ Trí Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); TP Bắc Giang.
Cơ sở mầm non ngoài công lập: Quan tâm đời sống giáo viên, thu hút học sinh
(BGĐT) -  Dịch bệnh tạm lắng nhưng hệ thống mầm non ngoài công lập vẫn đối diện với nhiều khó khăn về nhân lực và chưa thu hút được đông học sinh. Bởi vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tập trung cao khôi phục hoạt động của các cơ sở mầm non ngoài công lập.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...