Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Siết chặt quản lý, nâng chất lượng dạy và học ở các trung tâm ngoại ngữ

Cập nhật: 08:09 ngày 02/10/2022
(BGĐT) - Nộp hàng triệu đến hàng chục triệu đồng học phí cho trung tâm ngoại ngữ (TTNN) nhưng có nguy cơ mất trắng nếu đơn vị đó đóng cửa, dừng hoạt động khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Vừa học vừa lo

Gần một tháng qua, nhiều phụ huynh “như ngồi trên đống lửa” khi Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders (TP Bắc Giang) bỗng dưng dừng hoạt động. Chị H.T.T, phường Đa Mai bức xúc: “Đầu năm nay, tôi nộp 33 triệu đồng học phí cả khóa cho con nhưng mới học được đôi tháng thì phải tạm nghỉ do dịch Covid-19. Sau đó Trung tâm dạy bập bõm, liên tục cho học viên nghỉ. 

{keywords}

Giờ học tại Trung tâm Anh ngữ Quốc tế ABC Bắc Giang - một trong những đơn vị được đánh giá hoạt động hiệu quả, chất lượng.

Cuối tháng 8 vừa qua đột ngột ngừng hoạt động mà không rõ lý do. Chúng tôi đến cơ sở thì cửa đóng then cài, gọi điện, nhắn tin cho giáo viên và giám đốc thì hầu như không liên lạc được, nếu có thì cũng hứa hẹn chung chung”. Cùng với chị T, hàng trăm phụ huynh cũng lo lắng khi nộp học phí nhưng Trung tâm dừng hoạt động mà không hẹn ngày mở cửa trở lại. 

Trước khi đăng ký học, Trung tâm hứa nếu dịch bệnh ảnh hưởng đơn vị sẽ sắp xếp cho học viên học online hoặc bảo lưu trong thời gian nghỉ, sẽ hoàn trả học phí khi phụ huynh yêu cầu. Thế nhưng thực tế phụ huynh liên hệ thì không được giải quyết.

Hoạt động từ năm 2021, Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders có mức học phí từ 12-42 triệu đồng, tùy theo khóa học 3-12 tháng, bình quân 450-500 nghìn đồng/buổi. Bằng các hình thức quảng cáo và thời gian đầu hoạt động khá chuyên nghiệp, Trung tâm được nhiều phụ huynh lựa chọn đăng ký cho con học tập. 

Tuy nhiên phụ huynh phản ánh, gần một năm nay, việc tổ chức hoạt động giáo dục của đơn vị có không ít bất cập. Trung tâm thường xuyên cho học viên nghỉ, nhiều buổi học không có giáo viên nước ngoài và chương trình học không như cam kết.

Đỉnh điểm là gần đây đóng cửa dài ngày mà không thông báo rõ và phụ huynh càng sốt ruột khi hệ thống này ở một số tỉnh, TP bị tố “bùng” học phí của học viên. Trước phản ứng của phụ huynh, ngày 26/9, Trung tâm này đã có thông báo hoạt động trở lại và lý giải bị trục trặc về mặt bằng, cơ sở vật chất và giáo viên nước ngoài. Dù đã tiếp tục hoạt động song nhiều phụ huynh đã mất niềm tin nên không muốn cho con học tại đây.

Thời gian qua, hoạt động tại một số TTNN trên địa bàn tỉnh còn không ít hạn chế khiến học viên băn khoăn, lo lắng. Năm 2021, chị Nguyễn Thị P. ở thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) đóng 13 triệu đồng/khóa học cho con tại một TTNN gần nhà do được ưu đãi giảm 25%. 

Tuy vậy, học chưa được bao lâu thì phải tạm dừng vì dịch Covid-19. Sau đó tại địa điểm trung tâm thuê làm trụ sở được đơn vị khác thuê để kinh doanh đồ điện tử và chị P. không liên hệ được với đại diện trung tâm để đòi lại học phí.

Nhiều phụ huynh đăng ký cho con học tiếng Anh trực tiếp, chấp nhận mức học phí cao để được học với thầy giáo nước ngoài nhằm nâng cao khả năng giao tiếp nhưng lấy lý do dịch bệnh, một số đơn vị chuyển sang dạy trực tuyến và sau đó ngừng hoạt động. 

Không ít đơn vị quảng cáo quá mức về hoạt động của đơn vị. Được quảng cáo, mời chào qua điện thoại, mạng xã hội, nhiều người đóng tiền học ngoại ngữ dài hạn trong 1-2 năm cho các trung tâm nhưng việc học không được bao nhiêu.

Kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời

Toàn tỉnh hiện có gần 60 trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ tư thục được cấp phép hoạt động, tập trung chủ yếu ở TP Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), một số đơn vị có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu; chấp hành nghiêm túc các quy định về nội dung, chương trình đào tạo, hồ sơ theo quy định; chất lượng giáo dục tốt. 

Ngành Giáo dục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, quản lý hoạt động của các TTNN bảo đảm chấp hành nghiêm túc các quy định. Yêu cầu người đứng đầu các doanh nghiệp, trung tâm rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế tại đơn vị và đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hoạt động các trung tâm khi có sai phạm. Đồng thời phối hợp với Công an tỉnh, các ngành, đơn vị chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các TTNN trên địa bàn để kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý.

Nhiều trung tâm đã tuyển chọn giáo viên nước ngoài có trình độ, năng lực góp phần nâng cao khả năng nghe và giao tiếp cho học viên. Ngoài hoạt động tại trụ sở, nhiều trung tâm liên kết với các trường học tổ chức dạy ngoại ngữ cho học sinh.

Tuy nhiên qua kiểm tra của ngành chức năng trong năm nay nhận thấy, sau một thời gian tổ chức, trang thiết bị dạy học ở một số trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn đơn vị thuê nhà ở hoặc công trình xây dựng trên đất để cải tạo thành trụ sở nên khuôn viên và môi trường sư phạm chưa phù hợp. 

Có trung tâm quản lý chưa nghiêm hoạt động giảng dạy nên giáo viên không bám sát chương trình đã quy định. 12/26 cơ sở -được kiểm tra không cung cấp được tài liệu minh chứng về nội dung đã ban hành và niêm yết quy chế tổ chức cũng như hoạt động để thực hiện. Nhiều đơn vị không có đầy đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu, nhất là tuyển dụng giáo viên người nước ngoài nhưng chưa bảo đảm hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân là do người đứng đầu doanh nghiệp, giám đốc TTNN chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; không trung thực, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn đã được quy định. Một số trung tâm xem nhẹ công tác văn phòng, văn thư lưu trữ; chủ yếu thực hiện mang tính chất chống đối, hình thức khi có kiểm tra. 

Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý liên quan không thường xuyên nên chưa kịp thời nắm bắt, chấn chỉnh vi phạm. Việc quản lý của chính quyền với các đơn vị này khó khăn do đa phần các TTNN thuê mặt bằng qua nhiều khâu trung gian.

Theo ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT, ngành Giáo dục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, quản lý hoạt động của các TTNN bảo đảm chấp hành nghiêm túc các quy định. Yêu cầu người đứng đầu các doanh nghiệp, trung tâm rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế tại đơn vị và đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hoạt động các trung tâm khi có sai phạm. 

Đồng thời phối hợp với Công an tỉnh, các ngành, đơn vị chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các TTNN trên địa bàn, nhất là các cơ sở có người nước ngoài giảng dạy, làm việc để kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý.

Bài, ảnh: Vi Lệ Thanh

Có IELTS 4.0 được miễn thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ
Thí sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 hay TOEFL iBT 45 điểm được miễn thi Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Công chức, viên chức không bắt buộc phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học
Ngày 18/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định mới thì nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức bao gồm:
Chính thức bỏ yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (theo Công văn số 3845/VPCP-TCCV ) về việc rà soát, cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp đối với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã trình và Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Thí sinh kết thúc kỳ thi tốt nghiệp đặc biệt, môn Ngoại ngữ không khó đạt điểm cao
(BGĐT) - Đúng 15 giờ 30 phút chiều ngày 8/7, thí sinh hoàn thành bài thi Ngoại ngữ, môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Đa số thí sinh vui mừng khi đề thi bám sát đề minh họa, không khó đạt điểm cao.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...