Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thêm yêu quê hương qua mỗi bài học

Cập nhật: 06:44 ngày 19/11/2022
(BGĐT)- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bắc Giang đã đưa vào giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10. 

Tài liệu giáo dục địa phương có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý, KT-XH của quê hương. Nội dung gồm 3 nhóm vấn đề về: Văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lý, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị- xã hội, môi trường. 

{keywords}

Học sinh Trường Tiểu học Xuân Lương (Yên Thế) học Sình ca theo Tài liệu giáo dục địa phương.

Ông Ngô Quốc Đường, Trưởng phòng Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên (Sở GD&ĐT) cho biết: Để phát huy giá trị bộ tài liệu, trước hết thầy cô trực tiếp giảng dạy phải am hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống nơi công tác. Khi dạy, giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc tích hợp, lồng ghép vào từng tiết, chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh. Hiện UBND tỉnh chỉ đạo biên soạn cuốn sách này ở các lớp 4, 8, 11 để trình Bộ GD&ĐT vào tháng 6/2023.

Năm học này, Trường Tiểu học Xuân Lương (Yên Thế) có 659 học sinh ở 23 lớp, trong đó khoảng một nửa là dân tộc thiểu số, chủ yếu người Cao Lan. Để giảng dạy hiệu quả môn học giáo dục địa phương, nhà trường đã đầu tư phục dựng một ngôi nhà sàn mang phong cách của người Cao Lan. 

Đây là không gian giảng dạy làn điệu Sình ca cho học sinh theo Tài liệu giáo dục địa phương. Thầy giáo Lăng Thế Dân, Hiệu trưởng cho biết: “Nhà trường phân công giáo viên Âm nhạc là người bản địa dạy chủ đề văn hóa truyền thống. Giáo viên đã truyền lửa tình yêu dân ca của bản làng cho các lứa học trò nên giờ học diễn ra rất sôi nổi. Hiện nhà trường thành lập Câu lạc bộ hát Sình ca gồm 30 em, sinh hoạt vào chiều thứ 6 hằng tuần”.

Ở mỗi chủ đề của chương trình học, nhiều nhà trường xây dựng mô hình trực quan để học sinh hiểu sâu về đặc điểm, tình hình quê hương. Như ở nhóm sản phẩm nông nghiệp, một số trường học ở huyện Yên Thế xây dựng vườn chè để thầy và trò chăm sóc, thực hành chế biến trong các giờ ngoại khóa. Mỗi tiết học là sự chia sẻ, tìm tòi kiến thức, nâng cao hiểu biết cho các em về thế giới xung quanh.

Năm học này, lần đầu tiên chương trình THPT đưa Tài liệu địa phương lớp 10 vào giảng dạy. Cuốn sách giới thiệu về các nguồn lực phát triển KT-XH, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuyển dịch nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với nội dung thiết thực, Trường THPT Việt Yên số 2 đã lồng ghép vừa giảng dạy chương trình giáo dục địa phương vừa hướng nghiệp cho học sinh. 

Em Nguyễn Ngọc Bắc, lớp 10A1 nói: "Môn học giúp chúng em có thêm thông tin về nguồn nhân lực và hoạt động của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên toàn tỉnh để có sự lựa chọn phù hợp sau khi tốt nghiệp phổ thông".

Trước đây, những thông tin về địa phương, học sinh chỉ được học trong các giờ ngoại khóa, nay đưa vào chương trình chính khóa. Với 35 tiết học/năm học, môn học đã thu hút học sinh bởi sự sinh động, gần gũi, giúp các em có thêm kiến thức về mảnh đất nơi mình đang học tập, sinh sống. 

Chương trình học mang đậm tính đặc trưng vùng đất, con người Bắc Giang với những khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung cho sản lượng lớn như: Vải thiều, cam, bưởi (Lục Ngạn), na, nhãn (Lục Nam) gắn với du lịch cộng đồng; các khu công nghiệp thu hút đông lao động nhập cư. 

Ngoài ra, các em còn biết đến những thắng cảnh như: Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà. Nhiều làn điệu dân ca được truyền dạy cho học sinh là: Chèo Đồng Quan (TP Bắc Giang), quan họ bờ Bắc sông Cầu, tuồng Thổ Hà (Việt Yên)...

Có một khó khăn hiện nay là phần lớn cơ sở giáo dục chưa có giáo viên được đào tạo về giáo dục địa phương nên các trường phải bố trí thầy, cô có hiểu biết về từng chủ đề trong cuốn tài liệu cùng tham gia giảng dạy. Trong thời gian tới, ngành Giáo dục chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên tham gia giảng dạy môn học này. 

Hằng năm, Sở GD&ĐT tổ chức rút kinh nghiệm, biên soạn bổ sung tài liệu, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó trang bị cho các em những hiểu biết về nơi mình sinh sống, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước trong từng bài giảng.

Bài, ảnh: Minh Thu

Quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo *
(BGĐT) - Chiều 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982-2022). Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có bài phát biểu quan trọng tại buổi lễ. Báo Bắc Giang trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí.
TP Bắc Giang: Giáo dục kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho học sinh
(BGĐT) - Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Giang vừa phối hợp với Công an thành phố tổ chức phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế.
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục quốc dân
(BGĐT) - Chiều ngày 19/10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, TP triển khai Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bắc Giang được phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3, lớp 7 và lớp 10
(BGĐT) - Bắc Giang vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3, lớp 7, lớp 10 phục vụ giảng dạy từ năm học 2022-2023.
Mở lớp dạy tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp
(BGĐT) - Từ tháng 11/2022, lần đầu tiên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) ở các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn và Trung tâm GDNN-GDTX tin học tỉnh Bắc Giang tuyển sinh các lớp học tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Trung Quốc. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...