Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kỳ thi THPT quốc gia - Xét tuyển ĐH và CĐ 2019
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngày 14 - 7 công bố kết quả thi THPT quốc gia năm 2019

(BGĐT) - Sáng nay, hơn 14 nghìn thí sinh hoàn thành Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sau khi thi xong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. 

Ngoài thí sinh tự do chỉ thi môn thành phần để lấy kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng, học sinh THPT phải dự thi đủ bài thi tổ hợp là: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân để lấy kết quả xét tốt nghiệp.

Còn học sinh giáo dục thường xuyên chỉ phải thi hai môn là: Lịch sử và Địa lý. Hình thức thi trắc nghiệm, mỗi môn có 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút. Thí sinh được mang At lát - Địa lý Việt Nam khi thi môn Địa lý.

{keywords}

Thí sinh dự thi tại điểm Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) rạng rỡ khi ra khỏi phòng thi. Ảnh: Tuyết Mai

Theo hướng dẫn, từ 6 giờ 30 phút, thí sinh đến điểm thi để làm thủ tục; thí sinh đến muộn sau 15 phút kể từ khi tính giờ làm bài (7 giờ 35 phút) sẽ không được vào phòng thi. 

Trong buổi thi cuối cùng, tại điểm thi Trường THPT Lục Nam có một thí sinh đến muộn do ngủ quên. 

Sau khi làm thủ tục đầu buổi sáng, lãnh đạo điểm thi phát hiện vắng thí sinh Trương Thị Thành và đã gọi điện, liên lạc với gia đình nhưng không được. 

Ngay sau đó điểm trưởng thông tin nhanh cho lực lượng tình nguyện viên cắm chốt tại cổng trường và cử Trung úy Nguyễn Xuân Khương, Công an huyện cùng đồng chí Đỗ Bích Liên, Bí thư Đoàn trường đi xe máy tìm về nhà em Thành ở thôn Hố Dẻ, xã Tam Dị, cách trường khoảng 12 km. 

“Em Thành ôn bài đêm đến sáng thì ngủ quên. Rất may là chúng tôi kịp thời đưa em đến điểm thi trong khi chỉ còn 2 phút nữa là hết thời gian được phép vào”, chị Đỗ Bích Liên kể lại. 

Sau khi hoàn thành bài thi buổi sáng, thí sinh Thành tiếp tục được cán bộ của Trường THPT Lục Nam đưa về tận nhà.

{keywords}

Thí sinh Trương Thị Thành (giữa) được cán bộ Công an huyện và Bí thư Đoàn trường THPT Lục Nam đón đến đến điểm thi đúng giờ. Ảnh: Ngọc Anh.

Đúng 10 giờ 35 phút, các thí sinh hết thời gian làm môn cuối cùng là Giáo dục công dân. 

Thí sinh Hoàng Văn Tuấn (SN 1998), quê ở xã Long Sơn (Sơn Động), hiện công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh) thi tại điểm thi Trường THPT Chuyên Bắc Giang cho biết, hôm trước em thi môn Toán và Ngữ văn. Buổi sáng nay em đến từ sớm và ngồi ở phòng chờ đến giờ thi môn Lịch sử mới vào phòng thi. Tuấn sẽ sử dụng kết quả 3 môn Toán, Ngữ văn và Lịch sử để xét tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân. 

Có khoảng 80% câu hỏi thuộc lịch sử Việt Nam, 20% còn lại là lịch sử thế giới.

Nội dung câu hỏi bao quát kiến thức chương trình THPT, các phong trào, cuộc cách mạng diễn ra trước và sau năm 1975 như: Tổ chức được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), ngày 2-9-1945 có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta; một trong những thành tựu của Việt Nam đạt được trong 5 năm đầu công cuộc đổi mới (1986-1990) là gì?. Tuấn dự kiến đạt 7 điểm ở bài thi này.

{keywords}

Thí sinh tại điểm Trường THPT Sơn Động số 1 sau khi kết thúc tổ hợp môn KHXH. Ảnh: Xuân Thỏa.

Tại nhiều điểm thi như: THPT Sơn Động số 1, THPT Tân Yên số 2, THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang), đa số thí sinh cho biết các môn của bài thi Khoa học xã hội gần với đời sống và dễ học nên tham gia bài thi này để lấy kết quả xét tốt nghiệp. 

“Vì chỉ cần đủ 5-6 điểm để xét tốt nghiệp nên dù hai môn Địa lý và Lịch sử có một số câu hỏi khó nhưng em vẫn hài lòng với bài thi của mình”, thí sinh Nguyễn Thị Hà, thi tại Trường THPT Sơn Động số 1 cho biết.

{keywords}

Khi làm bài môn Địa lý, thí sinh đều được mang Át - lát. Ảnh chụp tại điểm Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang). Ảnh: Tuyết Mai

Nhận xét về đề môn Địa lý, cô giáo Trần Thị Nga, giáo viên Trường THPT Lục Nam cho biết: Cấu trúc đề thi bảo đảm 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Có 60% các câu hỏi lý thuyết (25 câu đầu) và 15 câu hỏi về kỹ năng vận dụng, làm bài tập. Với thuận lợi là được mang Atlat Địa lý Việt Nam vào phòng thi nên thí sinh dễ dàng trả lời câu hỏi lý thuyết để đạt điểm 5, đạt mục tiêu xét tốt nghiệp. Những câu cuối phân hóa học sinh khá giỏi. Phổ điểm môn Địa lý từ 5-7 điểm sẽ khá nhiều. 

Nói về đề môn Giáo dục công dân, thí sinh Nguyễn Thị Long, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp thi tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) cho biết: "Đề có một số tình huống đưa ra khá phức tạp liên quan đến quyền bình đẳng trong lao động, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và công dân, nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín... Dù không chắc chắn nhưng em vẫn chọn đáp án bằng phương pháp loại trừ".

{keywords}

Thí sinh trao đổi về đề thi môn Giáo dục công dân tại điểm thi Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Ảnh: Mai Toan

Tổng hợp từ Sở GD&ĐT, sáng nay môn Lịch sử vắng 28 thí sinh, Địa lý vắng 21 thí sinh, Giáo dục công dân vắng 12 em. Tình hình an ninh trật tự tại các điểm thi ổn định. 

Ngay sau khi thí sinh thi xong, Hội đồng thi sẽ tiến hành công tác chấm thi theo quy định và thông báo kết quả vào ngày 14-7. 

Đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019
Dưới đây là đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019:
Đề thi môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia 2019
Dưới đây là đề thi môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia 2019:
Đề thi môn Giáo dục Công dân kỳ thi THPT quốc gia 2019
Dưới đây là đề thi môn Giáo dục Công an kỳ thi THPT quốc gia 2019:
Đáp án tham khảo môn tiếng Anh thi THPT quốc gia 2019
Bài thi có 50 câu trắc nghiệm, thí sinh làm bài trong 60 phút. Đây là môn thi bắt buộc cuối cùng để xét tốt nghiệp THPT.
Bám sát quy chế, kịp thời khắc phục thiếu sót tại kỳ thi THPT quốc gia 2019
(BGĐT) - Ngày 25-6, 19,6 nghìn thí sinh của Bắc Giang bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, các điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương án hỗ trợ thí sinh. Cùng đó, việc nâng cao trách nhiệm của đội ngũ làm thi đã được Ban chỉ đạo (BCĐ) kỳ thi của tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Nhóm PV - CTV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...