Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục / Thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bí quyết để đạt điểm cao môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT

Cập nhật: 18:16 ngày 05/08/2020
(BGĐT) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang cận kề, cô giáo Ngô Thanh Hiền, Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang), giáo viên giỏi cấp tỉnh nhiều năm chia sẻ với học sinh lớp 12 một số kinh nghiệm để làm bài thi môn Ngữ văn đạt điểm cao.

Kiến thức môn Ngữ văn chương trình THPT khá rộng song theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên đề thi năm nay sẽ tập trung chủ yếu là những kiến thức trong chương trình lớp 12. Do vậy, thí sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn nghị luận xã, hội, các tác giả, tác phẩm là có thể đạt điểm khá.  

Đề gồm 2 phần (đọc hiểu 3 điểm; làm văn 7 điểm). Ở phần đọc hiểu, thông thường đề thi sẽ đưa ra một ngữ liệu sau đó yêu cầu thí sinh xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, những bài học, thông điệp liên quan đến ngữ liệu… Để làm tốt phần đọc hiểu, các em cần ôn lại các kiến thức tiếng Việt, làm văn, đọc kỹ ngữ liệu, trả lời ngắn gọn, vào thẳng vấn đề, không lan man, dài dòng.

{keywords}

Cô giáo Ngô Thanh Hiền, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn. Ảnh Mai Toan.

Lưu ý với thí sinh khi làm phần nghị luận xã hội, cần đọc kỹ đề để xác định được câu hỏi thuộc nghị luận về một tư tưởng, đạo lý hay về một hiện tượng trong đời sống bởi mỗi dạng nghị luận sẽ có cách diễn giải, phân tích khác nhau. 

Trong đó, với câu hỏi nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý, thí sinh phải làm rõ được các bước: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề; bàn luận, mở rộng và nâng cao (phản đề, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ với bản thân). Trong phần bàn luận, học sinh nên nêu ra được một dẫn chứng (một nhân vật, một tấm gương cụ thể) nhằm tăng tính thuyết phục, làm sâu sắc hơn cho quan điểm của mình.

Câu hỏi nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống (bạo lực học đường, chảy máu chất xám, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa…) cần nêu bật được thực trạng, có số liệu, dẫn chứng thực tế để tăng sức thuyết phục; chỉ ra tác động tiêu cực hoặc tích cực của hiện tượng đến đời sống xã hội; nguyên nhân từ đâu và giải pháp. Để đạt điểm cao phần này, học sinh phải thường xuyên đọc báo, nghe đài để nắm bắt thông tin thời sự để vận dụng cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.  

Với phần nghị luận văn học, học sinh chú ý một số tác phẩm quan trọng của chương trình như: Tùy bút "Người lái đò sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân; đoạn trích "Việt Bắc" trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ Tố Hữu; đoạn trích "Đất nước" trong tác phẩm "Mặt đường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm... 

Những năm gần đây, đề ra sẽ giới thiệu một trích đoạn trong một tác phẩm văn xuôi hoặc một đoạn thơ rồi đặt ra yêu cầu thí sinh. Điều quan trọng là thí sinh phải bình tĩnh, đọc kỹ, xác định từ khóa để hiểu rõ yêu cầu, tránh rơi vào những trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc như phân tích sai hình tượng yêu cầu đề đưa ra, triển khai bài theo phương thức khác hoàn toàn đề nói đến, nhầm phân tích thành bình luận, chứng minh thành cảm nhận. 

Một số điểm cần lưu ý: 

- Đọc kỹ đề bài và xác định yêu cầu câu hỏi.

- Lập dàn ý sơ lược để tránh bị thiếu ý, lặp ý. 

- Triển khai vấn đề theo hướng mở bài trực tiếp, vào thẳng vấn đề, nêu các luận điểm rõ ràng.

- Trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận, rõ ràng, hạn chế tối đa việc tẩy xóa; diễn đạt lưu loát, mạch lạc. 

- Để được cộng điểm sáng tạo trong bài thì trong quá trình thể hiện bài viết thí sinh chú ý có thể mở rộng vấn đề khi liên hệ với những câu văn, câu thơ, hình tượng văn học cùng theo chủ đề để phân tích, lập luận làm cho bài viết của mình thêm sâu sắc. 

- Phân bố thời gian hợp lý: Thời gian làm bài môn thi Ngữ văn là 120 phút. Với cấu trúc đề quen thuộc hai phần, ba câu, thí sinh cần có sự đầu tư đúng mức, tránh mất thời gian quá nhiều cho riêng một nội dung nào.

Phần đọc - hiểu chỉ nên chiếm tối đa là 30 phút và để dành thời gian còn lại tập trung vào phần làm văn. Bên cạnh đó, thí sinh để dành 5 phút cuối giờ rà soát, sửa lỗi sai cho bài làm nhằm tránh những thiếu sót không đáng có.

Một số lưu ý không để mất điểm khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Toán
(BGĐT) - Toán là một trong ba bài thi bắt buộc của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 song cũng là môn có nhiều thí sinh bị điểm thấp. Với phương châm cẩn thận không bao giờ thừa, nhất là với kỳ thi quan trọng với học sinh lớp 12, thầy giáo Phan Hoàng Ninh, Trường THPT Lục Ngạn số 1, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Toán hướng dẫn các em một số kỹ năng.
Mẹo hay khi làm bài trắc nghiệm môn Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
(BGĐT) -  Môn Sinh học là một trong ba môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên. Để bài thi đạt điểm cao, cô giáo Trần Thị Quỳnh, giáo viên giỏi cấp tỉnh, Trường THPT Lục Nam gợi ý một số mẹo hay cho các thí sinh.
Môn Sinh học là môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên. Cô giáo Trần Thị Quỳnh, giáo viên giỏi cấp tỉnh, Trường THPT Lục Nam gợi ý một số mẹo hay giúp các em làm bài.
Chính thức “chốt” tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 làm 2 đợt
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2020 (ngày 3/8/2020), Bộ GDĐT chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo một số phương án cụ thể.
Những lỗi sơ đẳng cần tránh để đạt điểm cao môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT
(BGĐT) - Để bài thi môn Tiếng Anh đạt kết quả cao, cô Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên dạy giỏi 2 chu kỳ (2011-2015; 2016-2019), Trường THPT Phương Sơn (Lục Nam) hướng dẫn thí sinh một số kỹ thuật.
Những điều cần biết khi nhận giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT 2020
Chậm nhất 1/8, toàn bộ các thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT sẽ nhận được giấy báo dự tuyển. Khi nhận giấy báo, thí sinh cần kiểm tra kỹ các thông tin để tránh sai sót.

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...