Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tự hào người Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những tấm gương tiêu biểu

Cập nhật: 08:52 ngày 02/10/2014
(BGĐT) - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ II diễn ra trong các ngày 1 và 2-10 tại TP Bắc Giang. Đây là dịp để tôn vinh, ghi nhận và biểu dương những cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các DTTS; khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc; trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay trong lao động sản xuất… Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu một số tấm gương tiêu biểu.
{keywords}
Ông Trương Văn Cai (dân tộc Cao Lan), thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn (Lục Nam): Vận động đồng bào đoàn kết xây dựng đời sống mới

Nghè Mản là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Bình Sơn, nằm cách xa trung tâm xã. Muốn xóa được đói nghèo thì phải biết giữ và phát triển rừng, làm thế nào để “rừng đúng là vàng”, đó là trăn trở của tôi. Từ đó, tôi tham mưu cho chi bộ, phối hợp với người có uy tín thôn Suối Mản và Đá Húc vận động bà con các thôn (Suối Mản, Nghè Mản, Đá Húc) đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vừa chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất vừa chống được lũ quét cục bộ và cho hiệu quả kinh tế cao. 

Từ năm 2006 đến nay, nhân dân trồng được 300 ha rừng (riêng năm 2014 trồng được 80 ha). Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ rừng đem lại, nhân dân trong thôn luôn đồng tình hưởng ứng và ngày càng nhân rộng mô hình trồng rừng.

Bên cạnh đó, tôi vận động bà con tích cực tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới vào sản xuất, nâng diện tích cây lúa lai của thôn lên 90%. Cơ bản xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lễ hội của dân tộc Cao Lan.

Năm 2013, Đảng uỷ - UBND xã Bình Sơn cần có diện tích mặt bằng để xây dựng trường tiểu học và THCS. Để vận động hiến đất đối với thôn có 100% hộ dân là người dân tộc thiểu số, ruộng canh tác ít là nhiệm vụ khó khăn. Sau khi có nghị quyết của chi bộ, tôi đã cùng các ngành, đoàn thể trong thôn phối hợp tuyên truyền đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân nắm được chủ trương trên, giải thích để nhân dân hiểu rõ. Nhờ đó, các hộ dân có diện tích trong quy hoạch xây dựng trường mới đã tự nguyện hiến hơn 8.300m2 đất để xây dựng trường tiểu học và THCS.

{keywords}
Ông Bàn Vũ Quyền (dân tộc Dao), thôn Mùng, xã Dương Hưu (Sơn Động): Trồng rừng xóa đói nghèo

Thôn Mùng có 91 hộ,  455 khẩu, 100% là dân tộc Dao. 15 năm trước, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, tiếp cận khoa học kỹ thuật còn nhiều mặt hạn chế.  

Từ năm 1995, các dự án trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc đến với nhân dân trong bản. Gia đình tôi được giao 25,5 ha đồi núi trọc, tôi đã trồng 19 ha keo, còn lại trồng thông. Khi ấy, tôi vừa là Bí thư Chi bộ, vừa là Chủ nhiệm HTX thôn. Trong vai trò đó, tôi luôn phối hợp tốt với cán bộ kỹ thuật của các dự án để mở  nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông - lâm kết hợp cho bà con. Từ đó đến nay, nhân dân và gia đình tôi thấy rõ hiệu quả từ trồng rừng kinh tế, có thu nhập cao hàng năm nên rất tích cực tham gia. 

Được sự quan tâm đầu tư của chương trình, dự án và các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước, sự nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng, một số hộ khác như: ông Đặng Văn Phú, Bàn Văn Đô, Lý Văn Hòa, Lý Văn Chính… bình quân đạt từ 200- 250 triệu đồng/năm/hộ. Hiệu quả cao đã giúp tôi và các hộ khác yên tâm phát triển kinh tế gia đình bằng nghề trồng rừng.  

Với trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tôi cho rằng bản thân người có uy tín cần thường xuyên cập nhật, nắm bắt các thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật, các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương để phổ biến, vận động nhân dân thực hiện. 

Vì thế trong những năm qua, tôi thường xuyên phối hợp với Ban quản lý thôn, cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa; giải quyết một số mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là tổ chức tuyên truyền vận động các gia đình phát triển kinh tế, trồng và bảo vệ rừng… 

{keywords}

Ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu), Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn (Lục Ngạn): Tích cực đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất 

Trong vai trò Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn, tôi luôn tích cực đi đầu trong tìm kiếm các giải pháp, mô hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích; đề xuất với cấp ủy, chính quyền xã học tập, áp dụng những cách làm hay, kinh nghiệm tốt của các địa phương. 

Hiện nay, gia đình tôi có 2ha vải thiều và nhãn. Nhận thấy để nâng cao chất lượng quả vải, bảo đảm an toàn vệ sinh, bán được giá, tôi áp dụng quy trình VietGAP vào chăm sóc vải, vận động người dân tham gia. Tôi mày mò thử nghiệm thành công kỹ thuật xử lý vải thiều ra hoa, quả trên thân cây. Nhờ đó, mấy năm gần đây, vườn vải thiều của gia đình tôi luôn cho năng suất cao (30 tấn quả tươi/vụ, thu nhập hơn 500 triệu đồng). Tôi đã hướng dẫn 100 hội viên nông dân trong xã áp dụng kỹ thuật cho vải thiều ra hoa và quả trên thân với diện tích 80 ha, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng. 

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa, tôi tích cực vận động hội viên tham sản xuất trên cánh đồng mẫu, phát huy lợi thế đồng đất địa phương, làm tốt khâu liên kết “4 nhà” giúp nông dân trồng cà chua vụ đông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ. Sự thành công trong một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã khích lệ người dân hăng hái tìm tòi, học tập kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất như cam Đường Canh, táo, đu đủ, nhãn, thanh long, rau các loại… Nhiều gia đình vươn lên khá và giàu từ làm vườn đồi.

Kim Hiếu - Hải Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...