Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Hiệp Hòa >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Robot hỗ trợ bệnh nhân trong bệnh viện

Cập nhật: 09:11 ngày 17/08/2017
(BGĐT) - Mới đây, tại vòng chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Giang lần thứ XIII năm 2017, người xem rất ấn tượng với mô hình robot hỗ trợ bệnh nhân của em Nguyễn Xuân Tú, học sinh lớp 8B, Trường THCS Hoàng Vân (Hiệp Hòa) cùng các cộng sự.
{keywords}

Em Nguyễn Xuân Tú (ngoài cùng bên trái) cùng các tác giả thuyết minh mô hình tại Cuộc thi.

Tú chia sẻ, nhiều lần em vào thăm người thân nằm viện, quan sát các bác sĩ thường xuyên phải đến giường bệnh cấp phát thuốc; không ít người bệnh quên uống thuốc hoặc không thể tự đi lấy đồ ăn. Từ đó, em nảy ra ý tưởng chế tạo mô hình robot hỗ trợ bệnh nhân trong bệnh viện. Cùng thực hiện mô hình có em Nguyễn Lương Chính (lớp 8A) và Nguyễn Minh Quân (lớp 9A)- hai học sinh cùng trường.

Các vật liệu chính để làm robot gồm một tấm mi ca dài 50 cm, rộng 30 cm; 4 bánh xe; 4 mô tơ điện 12V, module lập trình nhận dạng giọng nói và cảm biến vân tay, camera, pin máy tính xách tay cũ... Điểm mới của mô hình là dùng chính ứng dụng của chiếc điện thoại thông minh cá nhân để điều khiển robot qua mạng Internet và không bị giới hạn khoảng cách. Cánh tay của robot điều khiển và quan sát được qua Internet giúp nó trực tiếp xử lý nhanh một số việc như: Nhấn nút để đi thang máy, phun nước, xịt hơi cay, bình cứu hỏa... Đặc biệt, robot có thể phát thuốc; nhắc nhở giờ ăn, ngủ, uống thuốc hay nhận và đưa cơm một cách chính xác dựa vào dấu vân tay của mỗi bệnh nhân có sự giám sát từ xa của bác sĩ. Ngoài ra, robot có thể tuần tra theo lộ trình tự động.

Về nguyên lý hoạt động, lệnh điều khiển bằng giọng nói truyền từ điện thoại của bác sĩ qua Internet đến camera rồi qua đường loa đến module nhận dạng giọng nói. Robot có thể tiến, lùi, rẽ phải, trái. Các cảm biến được kết nối với phần camera hỗ trợ, khi hoạt động sẽ gửi thông báo đến camera rồi qua Internet đến điện thoại.

Thầy giáo Trần Việt Thành, giáo viên dạy môn Toán - Tin học của nhà trường là người tư vấn cho nhóm tác giả cho biết: "Ngay khi các em đề xuất ý tưởng, tôi rất vui vì tính độc đáo, mới lạ của mô hình. Quá trình thực hiện, các em gặp một số khó khăn về phần lập trình nhận dạng vân tay, tôi đã hỗ trợ, tư vấn để hoàn thiện". Thông tin mới nhất từ Ban tổ chức Cuộc thi, mô hình của các em đoạt giải Ba và được chọn gửi tham dự Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ XIII, năm 2017.

Phương Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...